Việc gia đình buộc phải bỏ cháu bé khi đã được 7 tháng tuổi là một sai lầm?
Mang ra nghĩa địa, bé sơ sinh vẫn... thở
Thứ Hai, 14/05/2012, 10:04 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Nhiều lần được siêu âm kiểm tra đều chẩn đoán: thai nhi bị di tật. Tin lời bác sĩ, gia đình quyết định phá bỏ, dù thai nhi đã được 7 tháng tuổi. Khi đem đi chôn, cả nhà mới tá hóa phát hiện cháu bé vẫn còn thoi thóp thở và không có dấu hiệu dị tật nào?
Khoảng 9h30, ngày 13/5 khoa hồi sức cấp cứu, thuộc Khoa Nhi, Bệnh viện tỉnh Gia Lai đã tiếp nhận một bệnh nhi sơ sinh thiếu tháng trong tình trạng sức khỏe hết sức nguy kịch, mẹ tên là Nguyễn Thị Thu T. ở xã Ia Plang, Chư Sê, Gia Lai.
Lúc 12 giờ trưa cùng ngày, trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Trinh, là người nhà của cháu bé cho bết, cháu bé được lọt lòng mẹ lúc 4 giờ sáng tại phòng khám của bác sĩ Hưng ở huyện Chư Sê (chưa rõ địa điểm). Theo kết quả siêu âm kiểm tra thai nhi trước đây tại Gia Lai, các bác sĩ chẩn đoán, thai nhi bị dị tật nên khuyên gia đình đi vào bệnh viện Tp Hồ Chí Minh để kiểm tra.
Tiếp đó, nhiều lần sau, bố mẹ cháu bé đã đi kiểm tra ở một bệnh viện tại TPHCM. Tại đây, kết quả chẩn đoán cũng cho rằng thai nhi bị dị tật và khuyên gia đình nên phá thai này.
Đến khoảng 6 giờ sáng, khi mang cháu bé ra nghĩa địa chôn cất thì gia đình mới hoảng hốt, vì cháu bé vẫn còn khỏe mạnh và không có dấu hiệu bệnh tật nên gia đình đã đưa vào nhập viện tại bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai.
Theo bác sĩ Phan Vương Quân (khoa hồi sức cấp cứu nhi, bênh viên đa khoa tỉnh Gia Lai) cơ thể cháu bé lúc mới nhập viện không có biểu hiện dị tật, rốn chưa được kẹp, tình trạng sức khỏe yếu, thở rên, da tái, phản xạ kém; tim, phổi bình thường, nhiệt độ cơ thể thấp 35ºC. Cháu bé sinh non là một bé gái đã được 7 tháng tuổi, cân nặng 2,2 kg.
Như vậy việc chẩn đoán thai nhi bị dị tật, dẫn tới việc gia đình buộc phải bỏ cháu bé khi đã được 7 tháng tuổi là một sai lầm?
Điều đau lòng hơn, dù được các bác sĩ tận tình điều trị, chăm sóc nhưng do trước đó cháu phải sinh non, chăm sóc không đúng quy cách nên đến 16 giờ cùng ngày, cháu bé đã tử vong.
Lúc 12 giờ trưa cùng ngày, trao đổi với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Trinh, là người nhà của cháu bé cho bết, cháu bé được lọt lòng mẹ lúc 4 giờ sáng tại phòng khám của bác sĩ Hưng ở huyện Chư Sê (chưa rõ địa điểm). Theo kết quả siêu âm kiểm tra thai nhi trước đây tại Gia Lai, các bác sĩ chẩn đoán, thai nhi bị dị tật nên khuyên gia đình đi vào bệnh viện Tp Hồ Chí Minh để kiểm tra.
Tiếp đó, nhiều lần sau, bố mẹ cháu bé đã đi kiểm tra ở một bệnh viện tại TPHCM. Tại đây, kết quả chẩn đoán cũng cho rằng thai nhi bị dị tật và khuyên gia đình nên phá thai này.
Bé gái được xác định là không có dấu hiệu dị tật như các kết quả siêu âm?
Khi về nhà, vợ chồng đã thống nhất và quyết định đến phòng khám của bác sĩ Hưng để phá thai. Khi cháu bé lọt lòng mẹ, vì quyết định bỏ đứa bé nên bố, mẹ và bác sĩ cũng không kiểm tra kỹ lưỡng.Đến khoảng 6 giờ sáng, khi mang cháu bé ra nghĩa địa chôn cất thì gia đình mới hoảng hốt, vì cháu bé vẫn còn khỏe mạnh và không có dấu hiệu bệnh tật nên gia đình đã đưa vào nhập viện tại bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai.
Theo bác sĩ Phan Vương Quân (khoa hồi sức cấp cứu nhi, bênh viên đa khoa tỉnh Gia Lai) cơ thể cháu bé lúc mới nhập viện không có biểu hiện dị tật, rốn chưa được kẹp, tình trạng sức khỏe yếu, thở rên, da tái, phản xạ kém; tim, phổi bình thường, nhiệt độ cơ thể thấp 35ºC. Cháu bé sinh non là một bé gái đã được 7 tháng tuổi, cân nặng 2,2 kg.
Như vậy việc chẩn đoán thai nhi bị dị tật, dẫn tới việc gia đình buộc phải bỏ cháu bé khi đã được 7 tháng tuổi là một sai lầm?
Điều đau lòng hơn, dù được các bác sĩ tận tình điều trị, chăm sóc nhưng do trước đó cháu phải sinh non, chăm sóc không đúng quy cách nên đến 16 giờ cùng ngày, cháu bé đã tử vong.
Theo Tiến Thành (Vietnamnet
0 nhận xét:
Đăng nhận xét