Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012


Chúa Giêsu và Trẻ em

Tác giả: 
 Trầm Thiên Thu
Chúa Giêsu và Trẻ em
Trung Thu về. Trung Thu là Tết Nhi Đồng. Trung Thu gợi nhớ tuổi thơ của chúng ta đã qua và nhắc chúng ta nhớ tới các trẻ em, trong số đó có biết bao trẻ em vô tội còn gặp nhiều đau khổ… Đáng buồn là đôi khi chính những đau khổ đó là do người lớn gây ra cho các em!

Theo Kinh thánh, Chúa Giêsu nói: “Cứ để trẻ em đến với Tôi, đừng ngăn cản chúng, vì Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng” (Mt 19, 14). Người đặt tay trên các em rồi đi khỏi nơi đó.

Trong trình thuật nói về Nước Trời, thánh Mátthêu nhắc đến nhiều vấn đề: Ly dị, Khiết tịnh, Trẻ em, Giàu sang, Dụ ngôn vườn nho, Thương khó, Quyền hành (2 con của ông Dê-bê-đê), Phục vụ và Động thái Mù. Nói chung là cách sống của con người.

Trẻ em như tờ giấy trắng, nét vẽ ĐẸP hay XẤU là do người lớn. Chính Chúa Giêsu nói rằng “ai làm gương xấu cho trẻ em thì đáng phải buộc cối đá vào cổ và bị ném xuống biển” (x. Mt 18:6; Mc 9:42; Lc 17:2). Ngài cũng rất muốn chúng ta trở nên như trẻ em. Có thể nói được rằng Thánh nữ Têrêsa Hài đồng Giêsu đã tiên phong trong việc “trở nên như trẻ nhỏ”.

Hãy cẩn trọng cân nhắc các vấn đề này:

– Trẻ em sống giữa những người hay phê phán thì học cách lên án.
– Trẻ em sống giữa bầu không khí thù địch thì hay gây hấn, ẩu đả.
– Trẻ em sống giữa sự hãi hùng thì nhút nhát, sợ sệt.
– Trẻ em sống trong cảnh đau xót thì học được cách đồng cảm.
– Trẻ em sống trong đố kỵ thì học được thói tham lam.
– Trẻ em sống trong nhân hậu thì học được tính nhẫn nại.
– Trẻ em sống giữa những nguồn động viên thì học được lòng tin.
– Trẻ em sống trong niềm tự hào thì học được cách phấn đấu.
– Trẻ em sống trong sự chia sẻ thì học được sự đại lượng.
– Trẻ em sống trong sự trung thực và công minh thì học được chân lý và công bình.
– Trẻ em sống trong hạnh phúc thì thấy cả thế giới tốt đẹp.

TRẦM THIÊN THU

HÃY LÊN TIẾNG


Thứ Ba, 25 tháng 9, 2012


Thư ngỏ của giới trẻ Công giáo gởi các Linh mục

Thư ngỏ của giới trẻ Công giáo gởi các Linh mục
Thưa quý linh mục,
Hôm nay chúng con viết lá thư này gởi quý cha vì có một số vấn đề chúng con muốn bày tỏ. Một số vấn đề dễ nói, nhưng một số vấn đề lại khó nói.
Dù sao chúng con cũng RẤT CẢM ƠN. Cảm ơn về sự can đảm nói “được” đối với ơn gọi ngược văn hóa (counter-cultural vocation). Chúng con mãi mãi biết ơn quý cha mà không bao giờ có thể đền đáp. Chúng con cũng biết ơn về nghị lực và sự nhiệt thành mà quý cha dành cho chúng con là những người trẻ Công giáo. Có một số người đánh giá cao năng lực của chúng con và khuyến khích chúng con hướng thượng và thánh thiện theo khả năng của mình.
Nhưng thời nay khó khăn đối với giới trẻ chúng con ở Hoa Kỳ. Ngày nay số người đi lễ hằng tuần ít lắm. Một số nghiên cứu cho thấy rằng chỉ có 10% người trẻ trong độ tuổi đôi mươi thường xuyên đi lễ. Đây là điều đáng quan ngại! Đây là một số điều chúng con muốn chia sẻ. Có thể quý cha biết rồi, nhưng chúng con vẫn muốn chia sẻ, vì có thể có một số cha chưa biết.
Thứ nhất, chúng con thích sự chính thống. Chúng con khao khát Sự Thật, khao khát sự hợp lý chuẩn mực, ý nghĩa chung, và lòng khao khát Đức Giêsu Kitô.
Rất nhiều người trong chúng con yêu thích truyền thống của Giáo hội mà ông bà và cha mẹ chúng con không thích lắm. Tại sao? Vì những điều Công giáo mạch lạc đó giúp chúng con chịu đựng những điều xoàng xĩnh và “bình thường”.
Những điều đó khiến chúng con là Công giáo – như thường xuyên xưng tội, chầu Thánh Thể, lần chuỗi Mân Côi, và dùng trầm hương trong Thánh lễ – mang tính cách mầu nhiệm, những điều này giúp xây dựng tính đồng nhất Công giáo trên thế giới. Quý cha nghĩ quá nhiều về điều đó, nhưng chúng con nghĩ là vẫn quá ít.
Thứ nhì, cầu nguyện khó đối với chúng con. Thế giới mà chúng con lớn lên là một thế giới khác hẳn với quý cha. Chúng con không thể không có Internet trong gia đình. Khoảng chú ý của chúng con ít lắm, và sự im lặng hầu như không có trong cuộc đời chúng con.
Chúng con không biết cách ngồi im để trò chuyện với Thiên Chúa. Xin cầu nguyện cho chúng con. Hãy cho chúng con thêm thời gian chầu Thánh Thể. Hãy dạy chúng con những lời nguyện của Giáo hội – như những giờ phụng vụ, chầu Thánh Thể, và những buổi cầu nguyện đặc biệt. Chúng con khao khát những điều đó, và thực sự muốn biến các giáo xứ thành những ngôi nhà cầu nguyện.
Thứ ba, chúng con cần giúp giải quyết trong các mối quan hệ và cách xử lý việc mê phim sex. Đó là loại văn hóa sự chết, dù chúng con biết rằng cuối cùng Đức Kitô cũng chiến thằng, và chiến thằng nhiều người trong chúng con ngay bây giờ. Chúng con cần giúp đỡ, cần giúp đỡ ngay.
Còn hơn là thú tội, chúng con cần nhiều phương kế và được hỗ trợ để không bị lệ thuộc phim ảnh sex. Hãy để chúng con nói thật: Nhiều người trong thế hệ chúng con đã mắc chứng nghiện sex. Chúng con cần cầu nguyện nhiều, dùng nhiều cái ngăn chặn, hoặc làm cái gì đó tốt cho người khác như việc đền tội. Những thứ đó rất tốt, nhưng vấn đề vẫn càng ngày càng tệ.
Điều chúng con cần là có những người giúp chúng con chống lại cái xấu. Rất ngại khi nhờ giúp đỡ, hoặc nói chuyện về vấn đề này bên ngoài tòa giải tội. Xin hãy bắt đầu tổ chức các chương trình, các nhóm, và động viên các nhà thông thái linh hướng cho chúng con. Các linh mục không làm thì còn ai làm?
Thứ tư, đừng ngại dạy dỗ chúng con và giảng về kế hoạc hóa gia đình theo tự nhiên (NFP – Natural Family Planning). Giáo huấn của Giáo hội về vấn đề giới tính và tình dục là Tin Vui. Nghiên cứu mới đây cho thấy đa số phụ nữ Công giáo vẫn không đồng ý với Giáo hội về các phương diện nào đó trong giáo huấn về việc tránh thai nhân tạo (articifical contraception). Tuy nhiên, họ vẫn muốn lắng nghe lý do mà Giáo hội dạy họ làm.
Chúng con đã từng nghe nói về tình dục, nhưng từ những nguồn sai. Sự khôn ngoan của Giáo hội là hồng ân cứu giúp, và chúng con muốn nhiều hơn nữa.
Thứ năm, hãy giảng nhiều về Chúa Giêsu và Ngài vẫn sống động. Nhiều người trong chúng con muốn đi học các trường Công giáo, nhưng quá ít người trong chúng con nhận biết Chúa Giêsu thực sự đang sống. Đó là mối bận tâm nên chúng con mới là các Kitô hữu.
Chúng con chưa biết căn bản về đức tin. Cứ cho rằng đa số người Công giáo biết Thiên Chúa nhờ các bài giảng dài 10 phút với nội dung giảng đánh động lòng người, thì chúng con có thể hiểu là lý do.
Cuối cùng, chúng con cần những dịp tham dự các bí tích. Khó đối với chúng con là đi xưng tội lúc 3:30 chiều thứ Bảy, hoặc giờ nọ hay giờ kia, nhất là những người làm 2 công việc và còn phải lo chuyện gia đình nữa. Những cuộc hẹn rất quan trọng, nhưng nếu có thêm cơ hội thì thật tuyệt vời. Ước gì Giáo hội có những linh mục như Thánh Gioan Maria Vianney!
Chúng con biết quý cha rất bận. Nhưng nếu các bí tích thực sự là bí tích, thế thì bí tích phải có sẵn hơn. Thế gian luôn đè nén chúng con nên chúng con đang khao khát Mạch Sống.

Tác giả RYAN EGGENBERGER
Kha Đông Anh
 chuyển ngữ từ IgnitumToday.com

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012


Posted: 17 Sep 2012 09:23 AM PDT
VRNs (17.09.2012) – Trong phần mở đầu thánh lễ kính Đức Mẹ Sầu bi Măng Đen tại huyện Kon Plong, tỉnh Kontum, ngày 15/09/2012 vừa qua, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum chủ tế đã nhắc đến 2 địa danh từng có dấu vết sự hiện diện của Mẹ trong giáo phận là núi Phượng Hoàng (ngã ba đi Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) và Biển Hồ (Tp. Pleiku). Nếu kể thêm tại Măng Đen nữa thì cả 3 nơi này chiến tranh đã tàn phá khiến nhiều người không còn nhớ đến sự hiện diện của Mẹ cách đặc biệt tại những địa danh cụ thể nữa. Vị mục tử của giáo phận ước mong phục hồi tất cả những nơi này.
Trong bài giảng bằng 3 ngôn ngữ Kinh, Jrai và Banah, Đức cha Micae đã nhắc lại lịch sử Đức Mẹ Măng Đen, hướng tâm hồn những người tham dự về Mẹ và trước khi kết thúc bài giảng, ngài không quên cầu nguyện cho những anh chị em bị áp lực hoặc tra tấn dưới muôn hình thức; những anh chị em bị tước đoạt hoặc cản trở sống quyền tự do lương tâm, tự do tôn giáo trên khắp thế giới và cách riêng tại Con Cuông (giáo phận Vinh),…, Đăk Pnan (huyện Mang Yang, Gia Lai). Ngài nguyện xin Đức Mẹ Sầu bi Măng Đen làm cho nhà cầm quyền chấp thuận cho giáo phận nhận lại ít là 2 trung tâm hành hương kính Mẹ tại núi Phượng Hoàng ở Đức Cơ và núi Biển Hồ ở Pleiku.
Xin mời anh chị em lắng nghe phần dẫn nhập đầu lễ và bài giảng của thánh lễ ngày 15/9 tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Măng Đen này.
PV. VRNs
Posted: 17 Sep 2012 03:33 AM PDT
VRNs (17.09.2012) – Ephata – Tôi tham dự cuộc Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen vào ngày 15 tháng 9. Cuộc Hành Hương gây trong tôi rất nhiều ấn tượng, ấn tượng bởi sự hùng vĩ của núi đồi, ấn tượng vì khách Hành Hương đa phần là những người anh em dân tộc, ấn tượng vì cách tổ chức Hành Hương “kỳ lạ” và ấn tượng cả về vị Giám Mục của Giáo Phận Tây Nguyên.
Cũng nhiều xe, nhiều người, nhưng cái dòng người, dòng xe nối đuôi nhau ngoằn ngoèo trên những triền dốc sườn đèo cho ta một cảm giác khó tả. Đứng lại ở một vài điểm cao tình cờ, tầm nhìn cho ta những bức tranh đắt giá về một dòng người Hành Hương. Cũng lễ, cũng diễn nguyện, nhưng cuộc lễ chỉ có hai vị Giám Mục trên lễ đài còn tất cả Linh Mục Tu Sĩ ở bên dưới cùng với mọi người, như mọi người, khi mưa không một chiếc dù nào được sử dụng kể cả dù che cho vị Giám Mục chủ tế, đã có một vài tiếng suỵt nhẹ khi một vài chiếc dù được giăng lên.
Lễ chấm dứt vào buổi trưa nên cũng phải ăn trưa, cũng có quán ăn phục vụ nhưng ai cũng phải bỏ tiền ra mua, không có phần ăn riêng cho một ai kể cả hai vị Giám Mục của Giáo Phận. Từng nhóm người quây quần với nhau trên những cạnh đường, những vạt cỏ, chia nhau những phần cơm thanh đạm, xuất hiện đó đây những thanh cơm lam (cơm nấu trong ống tre) ăn với thịt gà “leo đồi” nướng chấm lá é (một thứ đồ chấm của người dân tộc).
Quan sát kỹ và thăm hỏi Ban Tổ Chức chúng tôi được biết, có một số mạnh thường quân là các “đại gia” đến từ nhiều nơi giúp tài trợ từng phần cho việc tổ chức Hành Hương, họ xắn tay áo vào phục vụ, khiêng những kiện hàng, những thùng nước, những vật dụng Phụng vụ… nói chung là lăn lộn với công việc chứ không áo quần súng sính, đi lại xênh xang, ngồi hàng ghế nhất như nhiều nơi khác.
Và ấn tượng nhất là sau khi kết thúc Hành Hương, chính Đức Cha Micae, Giám Mục Giáo Phận đã đi vòng quanh thăm hỏi mọi người, đồng thời nhặt rác cũng như nhắc nhở mọi người phải nhặt rác để làm sạch khu vực Hành Hương.
Cũng còn những cái đặc biệt mà bất ngờ khách Hành Hương được chứng kiến. Chân tượng Đức Mẹ là nơi tập họp có biểu ngữ của anh em dân tộc cùi làng Kon Thụp, biểu ngữ nói lên nỗi đớn đau khi bị áp bức phải thu dỡ Nhà Nguyện, phải phá bỏ tháp chuông, bây giờ giăng tấm bạt ở nhà một Yao Phu để làm Lễ cũng đang bị áp lực tháo bỏ. Đức Cha Micae đã dành cho những con người đau khổ này lời chào đặc biệt và kêu gọi mọi người cầu nguyện cho Kon Thụp – Châu Khê. Đức Cha cũng đã thẳng thắn nói lên sự tôn trọng tối thiểu cần phải có của những người đang cầm quyền đối với quyền tôn giáo của con người, ngài kêu gọi nhà cầm quyền sớm cho phục hồi lại tượng đài Đức Mẹ Đức Cơ và tượng đài Đức Mẹ Biển Hồ. Đó là nguyện vọng của mọi người dân Công Giáo thuộc Giáo Phận Kontum.
“Đoàn con làng cùi Đăk Pnan kính viếng Đức Mẹ″
” Tủi nhục trần gian con đón nhận, hạnh phúc thiên đàng Mẹ thương ban”
Yao phu A Bơih đến từ làng cùi Đăk Pnan
Pho tượng Đức Mẹ ở Măng Đen mộc mạc như chính những con cái của Mẹ giản đơn và mộc mạc, tiếc rằng Ban Tổ Chức đã cho sơn tượng lại một màu trắng mới, đánh mất đi sự “lọ lem” của Mẹ khi đoàn con cái vây quanh Mẹ mặt mũi “lọ lem”. Không gian dành cho việc Hành Hương nhỏ bé quá so với hơn 30.000 người đến với Mẹ trong ngày Hành Hương. Một vị trong Ban Tổ Chức nói với chúng tôi: “Xe hơi chúng con đếm đến chiếc thứ 1.000 rồi không thể đếm được nữa, xe máy khoảng hơn 10.000 cái”. Năm sau chắc sẽ hơn, bài toán về trật tự, bài toán về môi trường, bài toán về giao thông là những bài toán rất khó giải nhưng vẫn phải được đặt ra.
Đi Hành Hương Măng Đen, chúng tôi hưởng một bữa tiệc no nê ơn phước, một bữa tiệc thoả thích với núi rừng, từng vạt rừng không lớn lắm nhưng cây rừng xanh tươi, từng cung đường nhỏ hẹp quanh co bám vào núi đồi. Chúng tôi, những cư dân thành phố tận hưởng những giờ phút quý hiếm ngắn ngủi được thảnh thơi “bắt buộc”, thảnh thơi bắt buộc vì hơn hai tiếng đồng hồ xe chở chúng tôi mới ra khỏi khu vực đậu xe để đón chúng tôi, chúng tôi có hơn hai tiếng thảnh thơi “bắt buộc” để rong chơi bên những bìa rừng, bắt buộc vì khi đó không có gì để làm, không còn công việc bề bộn gì quấy nhiễu.
Tiện dịp tôi ghé thăm anh em tôi đang phục vụ tại Pleiku, lần này tôi chọn vùng Mang Yang để viếng thăm. Tuyệt vời quá, sáng Chúa Nhật, tôi được dâng lễ giữa những mảng trong xanh của núi đồi, ngôi Nhà Thờ không vách nằm chênh vênh trên sườn dốc, cái mái bằng tôn diềm mái không đủ để che khuất tầm mắt khi đứng trên “Cung Thánh” nhìn xuống.
Anh chị em tín hữu đến từ các bản làng chung quanh, nơi xa nhất 18 cây số, họ dâng Thánh Lễ Chúa Nhật với những con mắt trong veo không vẩn đục, bàn tay sần sùi vì mưa nắng, vì gian khổ nhưng rất êm ái nhịp nhàng trong tiếng cồng tiếng chiêng ngất ngây lòng du khách, cả cộng đoàn xoang (múa) hát những bài Thánh Ca những câu đối đáp trong Thánh Lễ.
Tôi đã khựng lại, những người bạn cùng đi với tôi nói: “Con đã nhìn thấy giọt nước mắt chực lăn trên má cha rồi”, khi một cặp vợ chồng cho tôi một bịch măng rừng còn nóng hổi, chị ấy “trọ trẹ” tiếng Kinh: “Nghe cha xứ nói có cha đến thăm, hôm qua chúng con đi rừng hái cái này cho cha, con luộc nó rồi”. Được biết năm nào anh chị em cũng bị ba tháng đói, anh chị em rất nghèo nhưng anh chị em đã rất giầu, cái bịch măng tươi là món quà vô giá.
Cái hình ảnh bịch măng tươi vừa luộc xong còn nóng hổi cứ theo tôi mãi, những đôi tay thô ráp tôi được cầm lấy nâng niu trân trọng tôi biết cũng sẽ mãi đeo đuổi đời tôi. Đời sống của họ gian khổ là thế, đời sống tôn giáo, chỗ dựa duy nhất còn lại cũng chẳng yên hàn gì cho cuộc đời của họ, nay bị hạch sách điều này, mai bị mời làm việc điều kia, người dân tộc tin theo Chúa vẫn cứ hồn nhiên vui sống, anh Yao Phu nói với tôi: “Ớ ! Con tin theo Chúa là có Chúa, có Chúa là vui rồi, không sợ gì hết”.
Vừa qua nghe một câu chuyện ở làng Kon Thụp, công an xã đến bắt Yao Phu A Bơih vì tội truyền đạo, tụ tập ở nhà đọc kinh bất hợp pháp. Khi bắt đi Giáo Dân chạy ra ôm chặt lấy A Bơih không cho bắt đi, công an định dùng vũ lực, mấy người dân tộc bị bệnh cùi chỉ cần đưa tay ra như định ôm lấy công an, công an bỏ chạy hết!
Anh chị em dân tộc yêu Chúa, theo Chúa một cách rất giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất mạnh mẽ và kiên cường, Đức Tin của anh chị em khỏe mạnh như những âm thanh phong phú phát ra không chỉ từ vòm họng nhưng từ… trái tim ngây ngất ân sủng.
Tôi muốn viết vài lời ca tụng những điều kỳ diệu Chúa đã làm cho chúng ta…
Lm. VĨNH SANG, DCCT, Pleiku, 16.9.2012
Nguồn: Ephata 527

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2012

Posted: 17 Sep 2012 01:05 AM PDT
VRNs (17.09.2012) – Kontum – Ngày 15.09.2012, trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen, thuộc giáo phận Kontum, được Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh chính thức ấn định hành hương Đức Mẹ Măng Đen hằng năm vào ngày lễ Đức Mẹ Sầu Bi.
Đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15.09, trời mưa rả rích và lạnh thấu xương. Nhiều người mặc nhiều áo ấm lẫn áo mưa, đồng thời sưởi ấm dưới những ngọn lửa nhỏ được phát ra từ những cây nến cho ấm người hơn, để chờ đợi Lễ hành hương Mừng Kính Mẹ.
Thật lạ, vào lúc 8 giờ sáng ngày chính lễ, trời tạnh mưa, có những tia nắng lấp ló hắt ra, làm cho không gian trở nên ấm dần hơn khi mọi người bắt đầu giờ diễn nguyện, để cộng đoàn cùng với Mẹ đi lại những chặng đường đau khổ và gian nan mà Mẹ đã cùng đi với Con Mẹ, để mỗi người chiêm ngắm khuôn mặt của Mẹ, một khuôn mặt sợ hãi và sầu khổ của Mẹ. Khuôn mặt Mẹ sầu khổ vì Mẹ thương những người con bé nhỏ của Mẹ, vì Mẹ hiểu được nỗi thống khổ của con cái Mẹ, và vì Mẹ đã cảm thông được những nỗi lòng của những người con của Mẹ.
Ban phục vụ giúp một người tàn tật, ăn xin lên linh đài để xin Mẹ trước, rồi con cái Mẹ sẽ cho nhiều hơn

Dân làng cùi Đăk Pnan kêu cầu Mẹ cứu dân làng đang trong cảnh bị đàn áp tôn giáo
Trong giờ diễn nguyện, một số bà mẹ đại diện trong giới hiền mẫu mặc trong những tà áo dài màu đỏ và màu xanh, cùng với các em dân tộc trong trang phục theo truyền thống của các em cùng dâng lên Mẹ những điệu múa đơn sơ, giản dị, để tỏ lòng biết ơn, cảm tạ và phó thác vào cuộc đời cho Mẹ. Sau đó, cộng đoàn được suy ngắm và chiêm ngắm những chặng đường Mẹ đã đồng hành với Chúa Giêsu trong cuộc thương khó của Chúa Giêsu, thông qua các hoạt cảnh được các anh chị đại diện trong giáo phận diễn lại.
Nam nữ, Kinh Thượng cùng dâng kính Mẹ

Tiếng ching chêng của giới trẻ sắc tộc thiểu số đã vang lên

Tiếng kèn đồng của cộng đoàn Công giáo người Kinh cũng hợp tiếng vang lên
Khoảng 9 giờ 30 kết thúc giờ diễn nguyện, Đức Cha Micae cúi đầu trước nhan thánh Mẹ và chia sẻ những lời tâm tình: “Chào kính Mẹ. Thưa Mẹ, để thấy được tâm tình của đoàn con cái Mẹ, miếng đất này quá nhỏ không đủ chỗ cho cái của Mẹ đến thăm viếng Mẹ. Những tâm hồn của con cái chúng con đây rộng mở để lắng nghe Mẹ huấn dạy. Chúng con xin phó dâng lên tất cả các anh chị em chúng con, có mặt cũng như vắng mặt, và phó thác trong bàn tay yêu thương của Mẹ…”
Đức giám mục giáo phận Kontum cầu nguyện kết thúc giờ tĩnh nguyện trước thánh lễ
Sau đó, vào lúc 10 giờ, Thánh Lễ đồng tế bắt đầu. Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục giáo phận Kontum chủ tế và hơn 200 linh mục khắp nơi trong giáo phận cũng như ngoài giáo phận đồng tế, cùng với hơn 500 tu sĩ nam nữ và hơn 30.000 người tham gia trong buổi hành hương, trong đó, có các anh em làng cùi, người hành khất, anh em sắc tộc, các anh chị em người Kinh từ nhiều nơi đến như: Saigon, Vũng Tàu, Buôn Mê Thuột… và cả những anh chị em lương dân.
Đoàn đồng tế tiến lên hôn bàn thờ, bắt đầu thánh lễ do Đức cha Micae chủ sự

Cộng đoàn tham dự trong tiết trời mơi rả rích

Rất đông bệnh nhân đã được Ban phục vụ đưa lên khu vực dành riêng, gần Đức Mẹ

Đông đảo các nữ tu trong và ngoài giáo phận đến tham dự

Đức cha Phêrô Trần Thanh Chung, tuy tuổi cao sức yếu, vẫn hiện diện đồng tế với gia đình giáo phận Kontum
Trong thánh lễ Đức cha Micae nói: “…Tất cả nhân loại đang khổ đau đang vây quanh Mẹ để Mẹ âu yếm chở che. Tượng Mẹ là nạn nhân của chiến tranh và thiếu đầy đủ cuộc sống của đoàn con đông đảo khắp nơi. Nhìn lên Mẹ Măng Đen, người con giáo phận Kontum không phải nhớ tới ngày của Mẹ Núi Phượng Hoàng, cũng như Đức Mẹ tại Biển Hồ, Pleiku, cả hai đều mang thân phận xấu số vì bon đạn giành giật. Chúng con mong được xây dựng lại tượng Mẹ để đoàn con được đến bên Mẹ sớm khuya trong cuộc đời. Dẫu không tượng, không đài nhưng vẫn cảm nhận được sâu sắc Mẹ luôn ở bên đoàn con, Mẹ vẫn luôn đồng hành bên những con người nạn nhân, là nạn nhân con người với nhau, Mẹ vẫn đứng đó lắng nghe những đứa con bất hạnh dưới mọi hình thức…”
Ngày đại lễ này của giáo phận Kontum, Đức Cha Micae giảng lễ bằng hai thứ tiếng: tiếng Jrai và tiếng Kinh.
Trong phần bài giảng Đức Cha chia sẻ: “Tượng Đức Mẹ Măng Đen được xây dựng vào năm 1974. Có nhiều anh chị em đóng góp xây dựng tượng đài đa số là anh chị em bên lương. Phát hiện và chăm sóc tượng đài cũng là anh chị em bên lương…
Thưa anh chị em, mỗi lần tôi nhìn lên Đức Mẹ Măng Đen là tôi nghĩ đến cảnh chiến tranh khốc liệt giữa con người với con người. Những người lương giáo cũng chạy đến với Mẹ, đến bên Mẹ, như hôm nay, chúng con chạy đến bên Mẹ với bao tâm tư tình cảm vốn không ngăn nắp, bề bộn của gia đình và xã hội. Trên khuôn mặt của Mẹ thể hiện rất rõ sự khốn khó của con người thời đại, đồng thời thể hiện được tình thương bao la đối với đoàn con trong cảnh đời chém giết lẫn nhau giữa con người với con người, bất kể tôn giáo khác nhau nhưng cùng một niềm tin chạy đến bên Mẹ. Lúc đó, khuôn mặt Mẹ đẹp lắm, một khuôn mặt Mẹ Fatima xinh đẹp và nhân hậu nhưng khuôn mặt Mẹ hôm nay khác xa, đó là một dấu tích chiến tranh, một con người bệnh tật, tàn phế, một cuộc đời lắm chua cay và đau đớn, đã gây nên cho con cái của Mẹ và cho chính Mẹ dấu ấn của chiến tranh còn ghi dấu trên thân hình Mẹ, để cái đầu của Mẹ đã bay mất và hai bàn tay của Mẹ rơi rụng… Nhìn lên ảnh Mẹ chúng ta cảm thấy Mẹ rất gần với cuộc đời chúng ta…”
Thánh lễ kết thúc vào lúc 12 giờ. Sau đó 1 giờ, vào lúc 13 giờ, có chương trình cầu nguyện “Một giờ cầu nguyện với Mẹ” do các thầy Dòng Phanxicô hướng dẫn.
Anh Chương trong Ban điều hành buổi lễ thông tin về chương trình cho VRNs
Một thầy Đại chủng sinh của giáo phận, chia sẻ: “Trời hôm nay, mưa rất lớn và tôi không nghĩ lượng người đông như vậy. Ban tổ chức dự kiến có từ 10.000 – 15.000 người tham dự, nhưng theo con số thống kê sơ bộ thì đã có khoảng 30.000 – 35.000 người. Điều đặc biệt nhất là trời mưa nhưng tham dự lễ rất sốt sắng. Đặc biệt thứ hai là dân làng Đak Pnan đến tham dự cho dù họ đang gặp khó khăn với nhà cầm quyền. Và đây là lần đầu tiên giáo phận Kontum tổ chức sự kiện lớn như thế và mọi sự diễn ra tốt đẹp, đó là nhờ ơn của Mẹ.”
Một giáo dân ở Vũng Tàu nói: “Đây là lần đầu tiên tôi lên viếng Đức Mẹ Măng Đen và cảm thấy đức tin của bà con dân tộc rất mãnh liệt vì họ không quản ngại khi đứng dưới mưa tham dự Thánh Lễ.”
Theo như kế hoạch, Đức cha cho dọn dẹp sạch sẽ 3ha để đủ chỗ cho khách hành hương như dự kiến. Nhưng thực tế cho thấy, khách hành hương quá đông so với dự kiến, nên họ đã hiệp ý tham dự Thánh Lễ cho dù phở ở cách rất xa với lễ đài.
Có nhiều Hội Đoàn từ các giáo xứ trong giáo phận tham gia cộng tác vào công việc chung của giáo phận: Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội các Bà Mẹ, Ca Đoàn, Ban kèn đồng giao giáo xứ Hoàng Yên… Nhất là những anh chị em tự nguyện tham gia Ban trật tự.
Đường đi lên đến Mẹ theo hình xoắn ốc, đường hẹp và trơn trượt, sình lầy do ảnh hưởng bởi những cơn mưa của mấy ngày vừa qua, nhưng đoàn người vẫn tấp nập, nối tiếp nhau thành hàng dài, đi bộ từ đường đất lên đến đài viếng thăm Đức Mẹ. Tuy đường khó đi và nguy hiểm nhưng không xảy ra sự cố nào.
Các phóng viên VRNs tranh thủ ăn trưa
Nhóm VRNs

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Tin giáo xứ Hòa Ninh

Hình ảnh Lễ tạ ơn Tân Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Phú tại giáo xứ Hòa Ninh ngày 12.09.2012














































ơn Tân Linh mục Phê rô Nguyễn Hữu Phú tại giáo xứ Hòa Ninh