Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Tri ân lẫn nhau (tặng xe lăn và khám chữa bệnh cho quý ông thương phế binh VNCH đợt hai)

Posted: 23 Sep 2014 08:33 AM PDT
rss
 VRNs (23.9.2014) – Sài Gòn – Sáng nay ngày 23.09.2014, vào lúc 7 giờ, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn tổ chức buổi gặp gỡ, kiểm tra sức khỏe và tầm soát bệnh cho khoảng 100 Quý Thương binh Việt Nam Cộng Hòa (TP VNCH). Đây là một trong chuỗi hoạt động tỏ lòng tri ân quý TB VNCH.
Hoạt động chính trong ngày hôm nay là giao lưu gặp gỡ, kiểm tra sức khỏe và tầm soát bệnh, mua bảo hiểm y tế, lắp chân tay giả cho Quý TB VNCH. Ngoài ra trao xe lăn và xe lắc tay cho Quý TB VNCH được khám bệnh trong đợt 1, vào ngày 26.08.2014 vừa qua.
Khoảng hơn 5 giờ sáng, nhiều Quý TB VNCH đã có mặt tại Văn phòng Công Lý và Hòa Bình, DCCT Sài Gòn chờ đợi. Vào lúc 7 giờ, các anh chị cộng tác viên hướng dẫn Quý TB VNCH khám cận lâm sàng như lấy máu, đo huyết áp, thử nước tiểu, chụp X-Quang phổi, siêu âm nội tạng… tại một số phòng khám đa khoa đã hẹn trước. Sau khi làm hết tất cả các xét nghiệm cần thiết, Quý TB VNCH quay trở về lại DCCT Sài Gòn.

Gần 100 thương phế binh VNCH tới nhận xe lăn và khám chữa bệnh trong ngày hôm nay.Gần 100 thương phế binh VNCH tới nhận xe lăn và khám chữa bệnh trong ngày hôm nay. Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành gặp gỡ, nói chuyện với quý ông
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam và ông Charles Sellers, Trưởng phòng Chính trị Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ có mặt tham dự sự kiện nàyHội Đồng Liên Tôn Việt Nam và ông Charles Sellers, Trưởng phòng Chính trị Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ có mặt tham dự sự kiện này
Một số ông thương phế binh nhận xe lăn, xe lắc. Món quà này sẽ hỗ trợ cho các ông di chuyển thuận tiện hơnMột số ông thương phế binh nhận xe lăn, xe lắc. Món quà này sẽ hỗ trợ cho các ông di chuyển thuận tiện hơn
Lúc 10 giờ, 15 TB VNCH khám đợt một nhận xe lăn và xe lắc tay. Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam và có sự hiện diện của Trưởng phòng Chính trị Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ, ông Charles Sellers đã trao món quà này cho Quý TB VNCH.
Sau khi được tiếp đón và nhận nhận những món quà từ các vị đại diện các tôn giáo, quý ông thương phế binh tỏ bày niềm vui và tri ân đến những người quan tâm đến hoàn cảnh của họ.
Ông Hồng Lương Cơ chia sẻ: “Tôi cám ơn tất cả các mạnh thường quân đã hỗ trợ tụi tôi. Nhờ điều đó cuộc sống chúng tôi cũng được tốt đẹp hơn, cuộc sống cũng đỡ chút.”
Ông Phạm Văn Cao bày tỏ sự xúc động: “Chúng tôi cảm ơn các cha, các tín đồ của các tôn giáo bạn nữa đã cùng nhau chung tay giúp đỡ chúng tôi. Điều đó làm cho anh em chúng tôi vô cùng cảm động. Chúng tôi không biết lấy gì đền đáp, ngoài tấm lòng biết ơn sâu sắc. Chúng tôi không biết nói gì hơn, chỉ biết kính chúc quý cha, các tín đồ tôn giáo bạn được sức khỏe và công việc mỗi ngày một vững chắc, lớn mạnh.”
Kế tiếp, Quý TB VNCH dùng bữa cơm trưa thân mật và đầy tình người với Quý chức sắc trong Hội Đồng Liên Tôn VN.

Khu vực hội trường làm nơi khám bệnh cho quý ông thương phế binhKhu vực hội trường làm nơi khám bệnh cho quý ông thương phế binh
Do không có thiết bị y tế, nên các bác sĩ chỉ thực hiện một số xét nghiệm, phần còn lại quý ông thương phế binh được đưa tới một số phòng khám đa khoa đã hẹn trướcDo không có thiết bị y tế, nên các bác sĩ chỉ thực hiện một số xét nghiệm, phần còn lại quý ông thương phế binh được đưa tới một số phòng khám đa khoa đã hẹn trước
Các y bác sĩ nhiệt tình thăm hỏi và khám bệnh cho từng thương phế binhCác y bác sĩ nhiệt tình thăm hỏi và khám bệnh cho từng thương phế binh
Xe taxi đưa quý ông thương phế binh tới một số phòng khám đa khoa để làm các xét nghiệm cần đến máy móc y tếXe taxi đưa quý ông thương phế binh tới một số phòng khám đa khoa để làm các xét nghiệm cần đến máy móc y tế
Vào đầu giờ chiều khoảng 13 giờ, có hơn 20 bác sỹ, 5 điều dưỡng và 3 y tá tiếp nhận bệnh án và chuẩn đoán bệnh cho Quý TB VNCH với các Khoa Nội, Khoa ngoại, Khoa mắt và Khoa tai mũi họng. Cứ một cộng tác viên sẽ đưa đón, hướng dẫn… một ông TB VNCH từ khâu đầu cho đến khâu cuối
Ông Võ Công Vàng, một thương phế binh tới khám bệnh hôm nay cho biết: “Hôm nay tôi diễm phúc được tới đây, được mọi người ân cần tiếp đón, ân cần thăm hỏi sức khỏe và khám bệnh. Điều đó làm cho tôi rất là cảm động . Bác sĩ làm việc rất tận tụy, khám bệnh rất kỹ, đối xử với bệnh nhân rất tốt. Các tình nguyện viên phục vụ rất đoàng hoàng, chu đáo, ân cần và trân trọng những người như chúng tôi.”
Các anh chị cộng tác viên phục vụ cho buổi gặp gỡ và khám bệnh hôm nay là các anh chị trong Văn phòng Công lý và Hòa Bình, Nhóm Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, Nhóm Yêsu Yêu Bạn và Nhóm Truyền thông Chúa Cứu Thế, và có mặt của Cựu tù nhân lương Tâm Nguyễn Bắc Truyển, bà Dương Thị Tân – Phu nhân Blogger Điếu Cày, bà Lê Thị Kiều Oanh – Phu nhân giảng viên Phạm Minh Hoàng yểm trợ Quý cha.
Nói về lý do tham gia phục vụ trong ngày hôm nay, bà Lê Thị Kiều Oanh cho biết: “Tôi là nhân viên phục vụ văn phòng Công lý và Hòa bình nên tiêu chí của tôi là phục vụ cho hòa bình và công lý. Công lý ở đây cũng mang nghĩa là sự công bằng. Tôi thấy các anh thương phế binh của Cộng Sản thì được nhà nước chăm lo, được quà, được nhiều điều kiện ưu tiên, trong khi đó cùng một dân tộc với nhau, nhà nước nói là xóa bỏ hận thù nhưng các anh thương phế binh của Việt Nam Cộng Hòa lại đang bị bỏ rơi. Vì thế, nhìn các anh với bao thương tật phải chịu đựng bao năm qua, nên các cha DCCT đã quan tâm thì phần nào cũng xóa đi sự tủi thân, những thương đau các anh phải mang nơi mình mấy chục năm qua. Các cha đã giúp cho các anh được khám bệnh, quan tâm đến các anh về mặt tinh thần. Với những tiêu chí đó tôi hoàn toàn hoan nghênh việc làm này.”
Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Giám Tỉnh DCCT là người cùng đồng hành với các y bác sĩ, với các nhóm phục vụ để tiếp đón, khám bệnh cho các ông thương phế binh hôm nay. Cuối buổi, ngài chia sẻ: “Các y bác sĩ cũng như các bạn tình nguyện viên rất hăng xay, làm việc với tinh thần trách nhiệm và tận tụy hy sinh cho công việc này. Các anh em thương phế binh sau một ngày sinh hoạt cũng khá mệt mỏi vì phải trải qua nhiều khâu tầm soát sức khỏe nhưng các anh rất là vui. Trên khuôn mặt các anh hầu như luôn nở nụ cười và nói với chúng tôi: mong mỏi có những dịp để gặp gỡ nhau, để chia sẻ niềm vui. Anh em thưng phế binh đã cảm nghiệm được một sự yêu thương, cảm thấy mình được tôn trọng và nhận ra mình đã có những cơ hội được gặp gỡ nhau. Ngược lại, các anh em y bác sĩ và tình nguyện viên lại có cơ hội được tiếp cận với những người nghèo và cảm thấy hài lòng vì đã cảm thấy được người nghèo đã làm cho mình trở nên giầu có, hạnh phúc. Tôi cho rằng, công việc tổ chức này đã đạt được những thành quả như chúng ta mong muốn, đó là: tạo dựng một niềm tin yêu, tri ân lẫn nhau, mang lại cho nhau niềm hạnh phúc và bình an cũng như kèm theo kết quả là các anh được kiểm tra sức khỏe, soát bệnh cho anh em. Hy vọng rằng, với ơn của Chúa, lòng  nhiệt thành yêu thương của mọi người và những kinh nghiệm đã được tích lũy thì công việc của chúng ta sẽ đạt được những điều tốt hơn.”
Cha Giám tỉnh cho biết thêm, nhiều cá nhân cảm kích trước công việc của Nhà Dòng đã và đang làm cho Quý TB VNCH nên họ đã chung tay đóng góp một phần yểm trợ cho Quý TB VNCH, đặc biệt là Dòng Chúa Cứu Thế đã trích một phần ăn của các Tu sỹ trong Nhà Dòng để cùng sẻ chia.
Được biết, tổng số TB VNCH ghi danh để được khám bệnh cho đến nay đã hơn 700 người. Đây là số lượng lớn, nên không thể khám bệnh cho Quý ông cùng một lúc vì như thế sẽ không đạt được hiệu quả, do đó Quý cha DCCT quyết định chia thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng 100 người, để khám bệnh trong nhiều đợt vào thời gian tới. Đợt đầu tiên được tổ chức vào ngày 11.08 và đợt thứ hai vào ngày 26.08.2014 vừa qua.
HT.VRNs

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Cộng đoàn giáo xứ Cồn Sẻ hành hương Năm Thánh tại giáo xứ Hòa ninh!


Giáo xứ Hòa Ninh hân hoan chào đón cộng đoàn giáo xứ Cồn Sẻ về hành hương trong Năm Thánh tại nhà thờ giáo xứ Hòa Ninh, đây là một hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa đã ban cho giáo xứ trong Năm Thánh, và đây cũng là lần đầu tiên trong Năm Thánh của giáo xứ đón đoàn hành hương đông đúc ước tính khoảng 2000 người, trong thánh lễ cha chủ tế Phaolô Maria Hoàng Anh Ngợi quản xứ Cồn Sẻ đã nêu cao vai trò hành hương Năm Thánh và cha kêu gọi con cái khắp nơi hãy luôn hướng về quê hương giáo xứ  cùng nhau chung tay chung sức xây dựng giáo xứ ngày càng phát triển về đức tin cũng như tinh thần vật chất!

Ban truyền thông giáo xứ Hòa Ninh. pet Minh Tiến
<< bấm vào đây xem thêm hình>>

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Gia đình là một Giáo Hội hay Giáo Hội là một gia đình?


Hiểu để Sống Đức Tin
giadinh2Trong các văn kiện gần đây của Toà thánh, chúng ta thường nghe nói tới chủ đề “gia đình là một Giáo hội”. Từ ngữ này muốn nói lên điều gì? Có thể nói “Giáo hội là một gia đình” được không?
“Gia đình là một Giáo hội” và “Giáo hội là một gia đình” là hai từ ngữ mang nội dung khác nhau. Cả hai ý niệm đều dựa trên Kinh thánh Tân ước, nhưng được khai triển dưới hai bối cảnh văn hóa khác nhau. Dĩ nhiên, nếu móc nối được cả hai tư tưởng lại với nhau, thì ta sẽ có một nền tảng thần học phong phú cho việc mục vụ trong các gia đình công giáo. Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của từ ngữ “gia đình là một Giáo hội”. Tư tưởng này đôi khi cũng được diễn tả như là “hội thánh gia thất”, bắt nguồn từ Tân ước. Trong Tân ước, tiếng “Giáo hội” (hay Hội thánh: ecclesia) không phải chỉ áp dụng cho tất cả các Kitô hữu họp thành Thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô, nhưng còn áp dụng cho cộng đoàn các tín hữu sống tại một thành phố hay một miền (chẳng hạn: Hội thánh Chúa tại Corintô, tại Têxalônica), – nói theo ngôn ngữ thời nay là các “Giáo hội địa phương”, – và thậm chí cộng đoàn các tín hữu tụ họp trong các gia đình. Có lẽ thánh Phaolô hiểu về cộng đoàn tín hữu họp nhau tại các tư gia để cầu nguyện, và ngài không ngần ngại gọi đó là “hội thánh Chúa”. Lý do bởi vì Hội thánh không phải chỉ gồm các cơ chế với tổ chức quy củ, với dân số đông đảo, nhưng tiên vàn là cộng đoàn những người đáp lại Lời Chúa, họp nhau cầu nguyện và tham dự Thánh lễ. Từ ngữ “hội thánh gia thất” hay “hội thánh tại gia” – ecclesia domestica – gặp thấy nơi bốn lần trong các thư của thánh Phaolô: Rm 16,5; 1 Cr 16,19; Cl 4,15; Plm 2. Ngày nay, người ta muốn sử dụng hạn từ này để cổ võ một đường hướng linh đạo trong các gia đình. Nếu thánh Phaolô nhắn nhủ mỗi người tín hữu rằng họ là đền thờ của Thiên Chúa, thì chắc chắn các gia đình Kitô hữu lại càng xứng đáng mang danh là “đền thờ Thiên Chúa” biết mấy! Khi nói rằng mỗi gia đình là một Hội thánh thu hẹp, người ta muốn nêu bật tính cách thánh thiêng của gia đình. Gia đình không chỉ là một tổ hợp sinh sản hay lao động. Gia đình không chỉ là một tổ ấm tình thương. Gia đình còn là nơi Chúa ngự, nơi rao giảng và lắng nghe lời Chúa, nơi cầu nguyện, nơi chứng tá cho tình yêu lân tuất, như chúng ta đọc thấy trong tông huấn “đời sống gia đình” của đức Gioan Phaolô II (các số 21; 38; 48; 49; 51; 52; 54; 55; 59; 61; 65s), được Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo tóm lược trong các số 1655-1657.
Thế còn tư tưởng “Hội thánh là một gia đình” thì muốn diễn tả điều gì?
Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo nói đến “Hội thánh là một gia đình” (hay nói đúng hơn: “Hội thánh là gia đình Chúa”) ở số 759. Đây là một tư tưởng được công đồng Vaticano II đề cập ở số 6 của Hiến chế về Hội thánh. Đoạn văn này có một lịch sử thú vị của nó, bởi vì là một sự đóng góp của đức cha Nguyễn văn Hiền, giám mục Đalạt. Trong Tân ước, không có chỗ nào khẳng định Hội thánh là gia đình, mà chỉ thấy nói đến “dân Thiên Chúa, Thân thể đức Kitô, đền thờ Chúa Thánh Thần”. Tuy nhiên, phải nói rằng tư tưởng “Giáo hội là một gia đình” cấu tạo nên bối cảnh của tất cả các tư tưởng cơ bản Kitô giáo. Sau đây là tóm lược bài phát biểu của đức cha Hiền: “trong khi rao giảng Nước Trời, Chúa Giêsu thường sử dụng hình ảnh của một gia trưởng, một quản gia. Trong các dụ ngôn, Thiên Chúa được so sánh như người cha có hai con: một đứa hư một đứa ngoan; hoặc nhờ hai đứa đi làm vườn nho. Thiên Chúa cũng được ví như một người gia trưởng tổ chức một tiệc cưới đi mời khách đến chung vui. Nhất là tư tưởng chủ yếu của mặc khải Tân ước nằm ở chỗ bộc lộ ý định của Thiên Chúa muốn nhận chúng ta làm nghĩa tử nhờ đức Giêsu qúy tử của Ngài. Thiên Chúa muốn mời gọi chúng ta vào tham dự chung một bữa cơm gia đình, tức là bàn tiệc Thánh thể. Nhờ sự thông dự vào Mình Máu thánh đức Giêsu, chúng ta được kết hiệp với Người, và nếm hưởng cuộc sống mai hậu. Việc trình bày Hội thánh như một gia đình cũng còn mang chiều kích truyền giáo, bởi vì nó gợi lên niềm thao thức khi thấy còn nhiều chỗ trống trong bàn tiệc của Thiên Chúa: có những người chưa nhận được lời mời, có những người khước từ lời mời, có những người đã bỏ nhà ra đi. Tuy nhiên, ý định của Cha nhân lành là muốn cho tất cả các con cái xum họp trong một nhà”.
Đức cha Hiền thêm rằng bên Đông phương, người ta rất nhạy cảm với tình gia đình. Vì thế, họ sẽ cảm thấy Giáo hội trở nên một thực tại thân thuộc, khi nghe nói đến Thiên Chúa là Cha của hết mọi người, đức Kitô Con Thiên Chúa trở nên Trưởng nam gia đình, đức Maria, thân mẫu của đức Giêsu cũng là mẹ của hết mọi nghĩa tử của Chúa. Các mối tương quan trong Giáo hội, dù với người sống hay với người chết, cũng sẽ được đối xử theo tình nghĩa gia đình” (Acta Synodalia II/II,42). Nên biết là công đồng Vaticanô II còn nói đến Hội thánh như một gia đình ở nhiều đoạn văn khác nữa, với những từ ngữ tương đương, chẳng hạn như “nhà của Chúa” (Hiến chế về Hội thánh số 18), “gia đình của Chúa” (Hiến chế về Hội thánh số 28; hiến chế Vui mừng và Hy vọng số 40; sắc lệnh về linh mục số 6), “gia đình các con cái Chúa” (Hiến chế Vui mừng và Hy vọng số 92), “gia đình của đức Kitô” (Hiến chế về Hội thánh số 51). Ngoài ra, đôi khi các cộng đoàn các tín hữu cũng được gọi là gia đình, thí dụ “gia đình giáo phận” (Sắc lệnh về các Giám mục số 16; 28; 34). Dĩ nhiên các cộng đoàn tu sĩ càng làm nêu bật tính cách gia đình hơn nữa, như chúng ta có thể đọc thấy trong sắc lệnh về việc canh tân đời tu: tất cả hội dòng được gọi là “gia đình tu sĩ” ở số 1 và số 15 còn nêu bật đặc tính này hơn nữa ở nơi đời sống cộng đoàn được kết hợp nhân danh Chúa Kitô. Nói tóm lại, khi nói rằng “Giáo hội là một gia đình”, công đồng Vaticanô II không những muốn vượt qua lối hình dung Giáo hội quá nặng về cơ cấu và pháp lý, nhưng còn muốn mở rộng đến chiều kích siêu việt nữa. Giáo hội không những chỉ là một đoàn thể gồm bởi những con người bằng xương bằng thịt, nhưng còn vươn lên đến tận Thiên Chúa: chính Người mới là gia trưởng đích thực và muốn quy tụ toàn thể nhân loại vào một gia đình. Giáo hội có phận sự đi phụng sự kế hoạch đó.
Sau công đồng Vaticanô II, có ai nhắc đến tư tưởng “Giáo hội là gia đình” nữa không?
Chắc chắn là có nhiều cơ hội khác. Nhưng tôi chỉ muốn nhắc đến vài Thượng hội đồng giám mục quan trọng. Vào năm 1980, một khóa họp về gia đình được triệu tập, và trong tông huấn hậu thượng hội đồng Familiaris consortio số 15, Đức Gioan Phaolô II đã móc nối các cấp độ khác nhau của gia đình: từ gia đình là tế bào xã hội, được ghép vào gia đình nhân loại và tiến tới gia đình của Chúa là Giáo hội. Do đó, mỗi một phần tử của gia đình tự nhiên đồng thời cũng là thành phần của gia đình nhân loại và của gia đình Chúa. Yếu tố căn bản xây dựng các cấp độ gia đình vừa nói là tình yêu.
Đặc biệt, đề tài “Giáo hội là gia đình của Chúa” được dùng như là xương sống cho các văn kiện của Thượng hội đồng giám mục khóa đặc biệt về Phi châu được triệu tập năm 1994. Điều này được nổi bật trong sứ điệp gửi Dân Chúa vào lúc bế mạc khóa họp. Tư tưởng này không những chỉ mang tính chất đạo lý về bản chất Giáo hội, nhưng còn muốn kéo theo những hệ luận thực tiễn. Thực vậy, một khi chấp nhận rằng Giáo hội là một gia đình thì cần phải vượt lên trên các sự đố kỵ chia rẽ giữa các bộ tộc, biết mở rộng cửa đón nhận mọi người như anh chị em một nhà. Tư tưởng Giáo hội là Gia đình của Chúa cũng thúc đẩy phải xây dựng các cộng đoàn Giáo hội cơ bản như là những tế bào sinh động trong đời sống cầu nguyện cũng như trong hoạt động bác ái và truyền giáo. Từ đó đến nay, Liên hiệp các hội đồng giám mục Phi châu đã đưa ra nhiều văn kiện hoạch định đường lối mục vụ dựa trên chủ đề “Giáo hội là gia đình”.
Chắc là đề tài này cũng được đề cập tại Thượng hội đồng giám mục Á châu nữa, phải không?
Đúng thế, nhưng không được nổi bật như Thượng hội đồng về Phi châu. Có lẽ là một sự đãng trí đáng tiếc, khi mà Liên hiệp các Hội đồng Giám mục Á châu (viết tắt là FABC) đã nhiều lần nhấn mạnh đến chỗ đứng quan trọng của gia đình trong xã hội Á châu. Trong số các bài phát biểu tại phòng họp Thượng hội đồng, chỉ có đức cha Nguyễn sơn Lâm yêu cầu nêu rõ khuôn mẫu của Giáo hội như là gia đình của Chúa (IX congregazione generale). Tuy nhiên, các nghị phụ nói đến tầm quan trọng của gia đình như là đơn vị tế bào của xã hội (Gia đình là một Giáo hội gia thất), nhiều hơn là “Giáo hội là một gia đình”. Điều này phản ánh trong danh sách các kiến nghị cũng như trong tông huấn “Hội thánh tại Á châu”. Số 6 nói đến tầm quan trọng của gia đình tại Á châu, nhưng đề tài “Giáo hội là gia đình” không được đề ra như một hướng mục vụ. Có lẽ bởi vì các nghị phụ bận tâm nhiều bởi hai thách đố khác tại lục địa: một đàng là các tôn giáo lớn, đàng khác là thực trạng nghèo đói. Từ đó hai luồng thần học lớn tại Á châu là đối thoại liên tôn và thần học giải phóng, với những trung tâm nghiên cứu tại Ấn độ và Philippin, gây nhiều tiếng vang hơn là luồng thần học về gia đình, một đề tài then chốt của luân lý Khổng giáo, nhưng chỉ gây ảnh hưởng ở miền Đông Á hơn là tại các vùng khác. Dù sao đi nữa, chúng ta đừng quên rằng huy chương nào cũng có mặt trái của nó. Hình ảnh “Giáo hội là gia đình” cũng có mặt trái của nó khi bị hiểu lệch lạc. Trong quan niệm tôn ti trật tự của Khổng giáo, nó dễ đưa đến một mô hình kim tự tháp, theo đó nước từ trên chảy xuống chứ không bao giờ từ dưới đi lên. Theo mô hình này, chỉ có cấp trên mới có quyền phán dạy, còn bề dưới phải tuân hành vâng dạ. Thế nhưng chúng ta biết rằng mô hình “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” đang bị lung lay trong xã hội hiện đại. Một hình ảnh của Giáo hội gắn liền với mô hình ấy có nguy cơ cũng sẽ bị sụp theo.
Lm. Giuse Phan Tấn Thành

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Giải đáp phụng vụ: Linh mục giải tội qua điện thoại được không?



Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, trong một trường hợp khẩn cấp, với một người đang ở giữa sự bất tỉnh và hôn mê nhưng trước đó đã có ý xưng tội, liệu linh mục có thể làm phép xá giải qua điện thoại cho người ấy được không? Một linh mục về đến nhà và nhận cú điện thoại, ngài cho biết đã ban phép xá giải cho người ấy ngay lập tức, từ khoảng cách xa 6,5km (4 dặm) - Kosher?
Đáp: Ngày 22-7-2014, tôi đã trả lời về việc linh mục có được ban phép lành qua điện thoại không. Nay một độc giả hỏi một câu cũng liên quan đến điện thoại, tôi xin trả lời như sau. Tôi nghĩ rằng chúng ta có hai câu hỏi khác nhau. Một là liệu phép xá giải có thể ban cho một người không thể thực hiện thực biện bí tích hòa giải vì nguy cơ gần chết không. Ở đây câu trả lời là được, mặc dù người ấy cần có nỗ lực để ý thức là linh mục đang ban xá giải cho mình. Nếu có thể, tốt hơn là nên ban bí tích xức dầu cho người ấy trong trường hợp như thế; vì bí tích xức dầu thánh cũng có hiệu quả tha thứ tội lỗi, khi bí tích giải tội không thực hiện được.
Câu hỏi thứ hai là tế nhị hơn: liệu có thể ban phép xá giải từ xa hoặc từ điện thoại được chăng? Ở đây quan điểm chung là không thể. Tất cả các bí tích đòi hỏi một hình thức hiện diện vật lý nào đó giữa thừa tác viên và người lãnh bí tích. Ngay cả luật trừ cho hôn nhân được ủy nhiệm cũng vẫn đòi hỏi sự hiện diện cá nhân của người được ủy nhiệm. Tương tự như vậy, một việc xá giải tập thể trong trường hợp khẩn cấp đòi hỏi sự hiện diện thể lý của những người lãnh ơn tha thứ tội lỗi.
Điểm này được chứng thực trong văn kiện “Giáo Hội và mạng Internet” của Hội đồng Tòa thánh về truyền thông xã hội. Xin trich dẫn:
"Thực tại ảo không thể thay thế cho sự Hiện Diện Thật Sự của Ðức Kitô trong Thánh Thể, cho thực tại bí tích của các bí tích khác, và cho việc chia sẻ thờ phượng trong một cộng đoàn nhân loại máu thịt. Không có bí tích nào trên Internet cả; và cả những cảm nghiệm tôn giáo, có thể xảy ra ở đó nhờ hồng ân của Thiên Chúa, cũng không đủ để tách biệt khỏi sự giao tiếp trong thế giới thực với những anh chị em cùng đức tin"(số 9, bản dịch Việt ngữ của G. B. Đặng Minh An, Vietcatholic).
Đoạn này chỉ cập nhật các giáo huấn trước đây. Ví dụ, việc ban xá giải qua điện báo đã được công bố là vô hiệu bởi một Ủy ban Tòa Thánh, và điều này được nói lại ngày 1-7-1884 liên quan đến điện thoại. Hầu hết các nhà thần học cho rằng một câu trả lời tiêu cực trong một trường hợp như thế là giáo huấn Công Giáo vững chắc.
Câu trả lời sẽ vẫn không thay đổi, bởi vì câu hỏi liên quan đến một người hôn mê gần chết, mà nơi người ấy ấn tín bí tích hoặc việc xác định sự thống hối trọn vẹn của hối nhân không tham gia vào.
Câu hỏi về tính vô hiệu xoay quanh bản chất liên vị cốt yếu của các bí tích. Bí tích không phải là nghi thức ma thuật, nhưng là cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô, mà trong đó thừa tác viên là công cụ nhân linh của cuộc gặp gỡ liên vị ấy.
Điều này không có nghĩa rằng một người trong trạng thái này bị tước mọi sự hỗ trợ thiêng liêng. Theo Bộ Giáo Luật, điều 960 : "Việc thú tội cá nhân và toàn vẹn cùng với việc xá giải cấu tạo nên phương cách duy nhất và thông thường, nhờ đó người tín hữu ý thức mình có tội nặng được hòa giải với Thiên Chúa và Giáo Hội. Chỉ sự bất khả kham về thể lý hay luân lý mới chuẩn khỏi cách thú tội như vậy; trường hợp ấy, người ta có thể lãnh ơn hòa giải bằng những cách khác" (Bản dịch Việt ngữ do các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh thực hiện)
Các phương thức như thế, chẳng hạn là một hành vi thống hối trọn vẹn (xem Điều 916), được thực hiện rõ ràng trước khi rơi vào bất tỉnh, và nhiều phương thức khác, vốn không được nói rõ trong các văn kiện Giáo Hội, nhưng Chúa làm cho chúng đạt tới hối nhân trong lòng thương xót của Ngài. 
Trong ánh sáng này, chúng ta có thể nhớ lại thánh Anphong Ligouri, trong cuốn sách của ngài về dọn mình chết lành, thích thú biết bao khi trích dẫn vài câu trong sách Khôn ngoan (3,1-4): "Linh hồn người công chính ở trong tay Thiên Chúa và chẳng cực hình nào động tới được nữa. Bọn ngu si coi họ như đã chết rồi; khi họ ra đi, chúng cho là họ gặp phải điều vô phúc. Lúc họ xa rời chúng ta, chúng tưởng là họ bị tiêu diệt, nhưng thực ra, họ đang hưởng an bình. Người đời nghĩ rằng họ đã bị trừng phạt, nhưng họ vẫn chứa chan hy vọng được trường sinh bất tử” (bản dịch Việt ngữ của Nhóm CGKPV).
Thánh Anphong nói tiếp: "Linh mục thánh Colombière chủ trương rằng thật là bất khả về luân lý khi một người sống trung thành với Chúa suốt đời lại chết một cái chết dữ. Và trước thánh nhân, thánh Âutinh đã nói: “Ai đã sống lành thì không thể chết dữ. Ai đã chuẩn bị chết thì không sợ chết, dù là đột ngột chăng nữa” (De Disc. chr., c. 12)". (Zenit.org 20-8-2014)


Nguyễn Trọng Đa chuyển ngữ

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Thánh lễ Suy Tôn Thánh Giá và tạ ơn các Tân Khấn Sinh tại Nguyện đường Hội Dòng Mến Thánh Giá Hướng Phương


 Sáng hôm nay lúc 9 giờ 00 tại Nguyện Đường DMTG Hướng Phương đã diễn ra thánh lễ Suy Tôn Thánh Giá và tạ ơn 8 Tân Khấn Sinh trong cộng đoàn DMTG Hướng Phương, mỡ đầu thánh lễ cha  chủ tế Gioanbaotixita Nguyễn Khắc Bá  Giám đốc ĐCV Vinh Thanh kêu gọi con cái khắp nơi cầu nguyện cho Hội Dòng nói chung và Tân Khấn Sinh nói riêng để các Tân Khấn Sinh bước theo con đường mà Chúa và Giáo Hội đã giao phó cho, cùng đồng tế với ngài còn có Quý cha hạt quý cha trong và ngoài giáo hạt Hướng Phương, quý Thầy Phó Tế.
Quý Chị Bề Trên Hội Dòng, và đông đảo bà con đến từ các giáo xứ trong và ngoài giáo hạt Hướng Phương.
 Ban Truyền Thông Giáo xứ Hòa Ninh. 
<<Xin bấm vào đây để xem hình>>

Khai mạc Hội nghị thường niên lần V của Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình HĐGM Việt Nam


Sáng 10.9.2014, tại Tòa giám mục giáo phận Thanh hóa, đã diễn ra lễ khai mạc Hội Nghị Thường Niên Lần V của Ủy Ban Mục Vụ Gia Đình trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.
Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh toàn Giáo hội đang hướng về Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế giới khoá ngoại thường lần III sẽ diễn ra tại Roma từ ngày 05 – 19.10.2014 và Giáo hội công giáo tại Việt Nam đang sống năm Tân Phúc Âm Hóa Đời Sống Gia Đình. Với ý tưởng “ phục vụ gia đình để gia đình phục vụ những gia đình khác trong giáo xứ, giáo phận cũng như mong muốn ghóp phần giảm thiểu nguy cơ đổ vỡ trong các gia đình và chống lại việc suy đồi đạo đức” (diễn văn khai mạc của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri Chủ tịch UB Mục Vụ Gia Đình trực thuộc HĐGM Việt Nam), BTC chọn Chủ đề của Hội Nghị lần V này là: “Gia đình và giáo xứ ‑ Phục vụ tình yêu và sự sống”.
Hội nghị sẽ diễn ra từ ngày 10 – 12.9 tại Tòa giám mục Thanh hóa với sự tham dự của 158 tham dự viên đại diện cho các UB Mục Vụ gia đình của 21 giáo phận trên toàn lành thổ Việt Nam. Trong đó có 34 linh mục, 6 tu sĩ, 118 giáo dân thuộc phong trào công giáo tiến hành như: Khôi Bình, Cùng Theo Chúa, Thăng Tiến Hôn Nhân Gia Đình, Emmanuel... Đặc biệt Hội Nghị lần này, ngoài sự hiện diện của Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám mục giáo phận Đà Nẵng, Chủ tịch UB Mục Vụ Gia Đình HĐGM, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh giám mục giáo phận Thanh hóa, nơi đăng cai Hội Nghị, còn có Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, giám mục giáo phận Lạng Sơn, khách mời đặc biệt của Hội Nghị.
Năm 2009, lần đầu tiên UB Mục Vụ Gia Đình tổ chức hội nghị tại Trung Tâm Thánh Mẫu Trà Kiệu giáo phận Đà Nẵng. Năm 2011, 2012 hai lần liên tiếp, Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn là nơi được chọn làm địa điểm tổ chức. Hội Nghị lần IV được tổ chức tại Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang 2013. Và năm nay, BTC đã chọn Tòa giám mục Thanh hóa làm địa điểm diễn ra Hội Nghị thường niên lần V.
Với tư cách chủ nhà, phát biểu trong lễ khai mạc Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh cũng bày tỏ lời cảm ơn tới BTC đã chọn giáo phận Thanh hóa làm nơi tổ chức Hội Nghị: Hội nghị diễn ra tại Thanh hóa là một món quà quý giá cho giáo phận chúng con. Giúp chúng con ý thức hơn về năm Tân Phúc Âm Hóa Gia Đình và những vấn đề thời sự cũng như những giá trị nền tảng của gia đình”.  Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh đã bày tỏ niềm vui và khẳng định: “Đón tiếp là một giá trị của Tin Mừng và mang tính giáo hội. Giáo hội của Chúa Kitô muốn kết thân với tất cả những ai trong Giáo hội Người thiết lập. Bất kỳ vị khách nào đến với giáo phận Thanh hóa cũng là một niềm vui đối với giáo phận”.
Ngay sau lễ khai mạc, Hội nghị đã bắt tay vào chương trình nghị sự. Các đại biểu đã nghe cha Louis  Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng BTC thuyết trình về “Bối cảnh mục vụ gia đình ở Việt Nam hiện nay”, cha Augustino Nguyễn Văn Dụ, Phó BTC trình bày về hoạt động của Tiểu ban Nghiên huấn trong thời gian qua.
Thánh lễ khai mạc, do Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri chủ tế, đồng tế với Ngài có Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân và các cha tham dự viên.
Buổi chiều, các tham dự viên, sau khi được nghe thuyết trình đề tài “ Tình trạng gia đình hiện nay” do cha Louis Nguyễn Anh Tuấn trình bày, được chia làm 8 tổ hội thảo xung quanh các đề tài như: nguyên nhân đổ vỡ trong các gia đình trẻ, mục vụ gia đình trong giáo xứ hiện nay, chuẩn bị hôn nhân trong viễn cảnh Tân Phúc Âm Hóa, thái độ của gia đình trước hôn nhân khác đạo, bảo về tình yêu và bênh vực sự sống...
Các tham dự viên cũng đọc kinh chiều chung và cũng nhau tham dự giờ chầu Thánh Thể vào buổi tuối.
Ngày thứ hai của Hội nghị, sẽ bàn về “Định hướng mục vụ gia đình tương lai”
 







(Nguồn: gpthanhhoa.org)

Thông cáo về cuộc gặp gỡ giữa phái đoàn Tòa Thánh và Việt Nam


VATICAN. Trưa ngày 11-9-2014, Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố thông cáo chung về cuộc gặp gỡ lần thứ 5 của Nhóm Làm Việc chung giữa Việt Nam và Tòa Thánh tại Hà Nội.
Nguyên văn thông cáo chung như sau:
Để thi hành những thỏa thuận đã đạt được trong cuộc gặp gỡ lần thứ 4 của Nhóm Làm Việc chung giữa Tòa Thánh và Việt Nam, diễn ra tại Vatican hồi tháng 6 năm 2013, cuộc gặp gỡ thứ 5 của Nhóm Làm Việc Chung đã diễn ra tại Hà Nội ngày 10 và 11 tháng 9 năm 2014. Hai vị đồng chủ tọa cuộc gặp gỡ là Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam, Ông Bùi Thanh Sơn, Trưởng Phái Đoàn Việt Nam, và Thứ Trưởng ngoại giao Tòa Thánh, Đức Ông Antoine Camilleri, Trưởng Phái Đoàn Tòa Thánh.
Phái Đoàn Tòa Thánh đã đánh giá cao sự nâng đỡ của các giới chức chính quyền có thẩm quyền ở mọi cấp độ dành cho Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam để thi hành sứ mạng của mình. Đoàn cũng ghi nhận những tiến triển trong chính sách tôn giáo của Việt Nam, được phản ánh trong Hiến Pháp tu chính năm 2013. Nhà Nước Việt Nam đã tạo điều kiện dễ dàng cho các cuộc viếng thăm công tác của Đức TGM Leopoldo Girelli, Đại diện Không Thường Trú của Tòa Thánh tại Việt Nam. Phái Đoàn Tòa Thánh tái khẳng định mình coi trọng việc phát triển quan hệ với Việt Nam nói riêng, và với Á châu nói chung, như cuộc viếng thăm mới đây và các cuộc viếng thăm sắp tới của Đức Giáo Hoàng tại Đại lục này làm nổi bật. Tòa Thánh tái khẳng định sự dấn thân tiến tới mục tiêu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, và cùng với Giáo Hội Công Giáo tại nước này, Tòa Thánh muốn góp phần tích cực hơn nữa vào việc phát triển đất nước trong các lãnh vực mà Giáo Hội Công Giáo có những điểm mạnh, như trong lãnh vực y tế, giáo dục, từ thiện và các hoạt động nhân đạo. Phía Việt Nam tái khẳng định chính sách trước sau như một của Nhà Nước và Đảng trong việc tôn trọng tự do tôn giáo và tín ngưỡng của mọi người, và trong việc hỗ trợ Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam tích cực tham gia vào việc phát triển đất nước về mặt xã hội và kinh tế.
Hai bên cũng nêu bật những nguyên tắc cơ bản ”sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc” và ”người công giáo tốt là người công dân tốt”. Phái Đoàn Tòa Thánh nhấn mạnh rằng Đức Thánh Cha Phanxicô quan tâm theo dõi những tiến triển gần đây trong quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam và Ngài khích lệ cộng đồng Công Giáo tại Việt Nam tiếp tục góp phần đẩy mạnh các mục tiêu chính của đất nước.
Hai bên hài lòng ghi nhận những phát triển tích cực trong quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam được biểu lộ qua sự gia tăng những trao đổi và tiếp xúc ở mọi cấp độ, từ những cuộc gặp gỡ của Nhóm Làm Việc chung cho tới các cuộc viếng thăm công tác của vị Đại diện Không Thường Trú của Tòa Thánh tại Việt Nam. Hai bên thỏa thuận tiếp tục đối thoại và tiếp xúc, đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi cho sứ vụ của Vị Đại diện Tòa Thánh, vì ngài giúp Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam thi hành giáo huấn của Đức Giáo Hoàng.
Cuộc gặp gỡ đã diễn ra trong bầu không khí thẳng thắn, chân thành và tôn trọng lẫn nhau.
Hại bên đã đồng ý thực hiện cuộc gặp gỡ thứ 6 của Nhóm Làm Việc chung giữa Tòa Thánh và Việt Nam tại Vatican. Thời điểm cuộc gặp gỡ sẽ được thiết lập qua đường ngoại giao.
Trong dịp này, Phái đoàn Tòa Thánh đã viếng thăm Phó Thủ trướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao, Ông Phạm Bình Minh, và gặp Thứ Trưởng Nội vụ kiêm Trưởng Ban tôn giáo của chính phủ, Ông Phạm Dũng. Đoàn cũng nhân cơ hội này viếng thăm vài tổ chức Công Giáo ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. (SD 11-9-2014)


G. Trần Đức Anh OP chuyển ý

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhìn từ camera bay


Vương cung thánh đường Chánh tòa Đức Bà là một trong những địa điểm nhiều người muốn ghé thăm khi đặt chân tới TP.HCM. Nhìn từ trên cao, công trình này mang một vẻ đẹp khác lạ.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhìn từ camera bay
Phóng to
Vương cung Thánh đường Chánh tòa Đức Bà Sài Gòn (người dân quen gọi là Nhà thờ Đức Bà) tọa lạc giữa trung tâm thành phố (số 1 Quảng trường Công xã Paris, Quận 1).
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhìn từ camera bay
Mặt trước thánh đường là một công viên với bốn con đường giao nhau tạo thành hình thánh giá.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhìn từ camera bay
Trung tâm của công viên là bức tượng Đức Mẹ Hòa bình (hay còn gọi là Nữ vương Hòa bình) do nhà điêu khắc G. Ciocchetti thực hiện năm 1959.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhìn từ camera bay
Nhà thờ được xây dựng vào ngày 7/10/1877 do chính tay Giám mục Isodore Comlombert đặt viên gạch xây đầu tiên tại khu đất cao nhất của Sài Gòn.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhìn từ camera bay
Kiểu kiến trúc được thiết kế kết hợp phong cách Roman và Gothic với vòm cuốn trên đầu cửa và cung cuốn gãy bên trong và gác chuông bên ngoài.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhìn từ camera bay
Trong quá trình xây dựng, toàn bộ vật liệu xây dựng từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều mang từ Pháp sang.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhìn từ camera bay
Mặt ngoài của công trình xây bằng loại gạch đặt làm tại Marseille để trần, không tô trát, đến nay vẫn còn màu sắc hồng tươi, không bám bụi rêu.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhìn từ camera bay
Một số ngói vỡ trong nhà thờ có in hàng chữ Guichard Carvin, Marseille St André France hay Wang-Tai Saigon. Có thể đây là ngói được sản xuất sau tại Sài Gòn dùng để thay thế những mảnh vỡ trong thời gian Thế chiến thứ hai do những cuộc không kích của quân Đồng Minh.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhìn từ camera bay
Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính màu do hãng Lorin của tỉnh Chartres (Pháp) sản xuất.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhìn từ camera bay
Toàn bộ chiều dài thánh đường là 93 m, cao 57 m, chiều ngang nơi rộng nhất là 35 m. Sức chứa của thánh đường có thể đạt tới 1.200 người.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhìn từ camera bay
Nhà thờ Đức Bà đã trở thành biểu tượng và là niềm tự hào của nhân dân thành phố trong suốt hơn 100 năm tồn tại.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhìn từ camera bay
Đây cũng là một trong những nơi thu hút khách du lịch nhiều nhất của TP.HCM.