Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012



[Audio] Lễ cầu nguyện cho Công lý và Hoà bình lúc 20:00, ngày 29.07.2012, tại DCCT Sài Gòn




- Các ý hiệp thông cầu nguyện: Lm. Đinh Hữu Thoại CSsR & chia sẻ đầu lễ: Lm. Nguyễn Thể Hiện CSsR

Cha Giuse Đinh Hữu Thoại hướng dẫn ý cầu nguyện đầu giờ lễ
- Bài giảng: Lm. Đỗ Xuân Quế (dòng Đa Minh)
Cha Andre Đỗ Xuân Quế giảng thuyết
- Tuyên xưng đức tin & Lời nguyện hiệp thông: Lm. Lê Ngọc Thanh CSsR
Cha An Thanh cùng với cộng đoàn cầu nguyện
- Lời cám ơn & chia sẻ cuối lễ: Lm. Nguyễn Thể Hiện CSsR
Cha Giuse Nguyễn Thể Hiện cám ơn cha Andre và nhắn nhủ giới trẻ dấn thân cho công lý và sự thật
Xem các hình ảnh khác
Giúp nhau đốt lên ngọn lửa công lý và sự thật
Một Phật tử cùng thắp nến cầu nguyện với các bạn Công giáo
Dù già dù trẻ đều cầu nguyện cho công lý hoà bình
‘Thắp sáng lên trong con tình yêu Chúa và mọi người”
Doàn người thắp nến tiến ra hang đá Đức Mẹ
Đổng đảo dân Chúa, nhất là những người trẻ cùng nhau cầu nguyện cho công lý
Dân Chúa khát khao công lý

Chị Tân (vợ Điếu Cày), chị Liên (vợ Anhbasaigon) nói chuyện với cha Andre Quế
Hình ảnh: PV.VRNs
Nguồn: 

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012


Triệt hạ Thánh Giá ở nghĩa trang công giáo tại giáo xứ Nghĩa Thành ( thuộc xã Nghĩa Trung – Nghĩa Đàn – Nghệ An)

Thứ năm - 26/07/2012 08:49
Thánh Giá là biểu tượng của niềm tin, là lẽ sống và là sự kiêu hãnh của người Công Giáo việt nam nói riêng và cả hoàn vũ nói chung. Quay ngược dòng thời gian, các nhà truyền giáo cũng như cha ông chúng ta đã đổ máu ra để bảo vệ cho cây thánh giá đức tin được đứng vững trước mọi biến cố thăng trầm của lịch sử. Vì thế Thánh giá luôn hiên ngang đứng sừng sững trên những tháp nhà thờ cao vút như là kim chỉ nam cho mỗi người Kitô hữu.
Triệt hạ Thánh Giá ở nghĩa trang công giáo tại giáo xứ Nghĩa Thành ( thuộc xã Nghĩa Trung – Nghĩa Đàn – Nghệ An)
Triệt hạ Thánh Giá ở nghĩa trang công giáo tại giáo xứ Nghĩa Thành ( thuộc xã Nghĩa Trung – Nghĩa Đàn – Nghệ An)
          Những làn sóng sau những hành động ngăn cản các linh mục của Giáo hạt Phủ Quỳ dâng lễ tại Giáo điểm Châu Bình, Chính quyền đã cố tình gây ra sự chia rẽ giữa người lương dân và giáo dân chưa được lắng xuống. Thì một lần nữa những thế lực của bóng tối lại làm rạn nứt mối quan hệ đó và điều nghiêm trọng hơn nữa là Thánh giá Chúa bị triệt hạ một cách có bài bản.
          Vào sáng ngày 17/7/2012 trước sự ngỡ ngàng tưởng chừng không thể tin được vào mắt mình, những người giáo dân thuộc giáo xứ Nghĩa Thành đã phát hiện những cây Thánh giá nằm lăn lóc và bị đập nát tại nghĩa trang trên địa bàn xã Nghĩa Trung- Nghĩa Đàn- Nghệ An, nơi những người thân là tổ tiên, ông bà, cha mẹ từ bao đời của họ đã yên nghỉ.
          Động thái này cho thấy một cách rõ ràng mục đích của chúng là nhằm vào Thánh giá chứ không phải là mồ mả. Một cảnh tượng tang thương khi toàn bộ những phần mộ có Thánh Giá đều bị đập nát. Ngay khi biết sự việc, Cha quản xứ Gio an Nguyễn Văn Hoan cũng như toàn thể giáo dân trong Giáo xứ Nghĩa Thành  đã có mặt tại hiện trường và trên gương mặt của ai nấy đều không dấu nổi sự uất ức và căm phẫn. Nỗi đau này không chỉ gặm nhấm thể xác nhưng nó còn đi sâu vào trong tâm hồn họ. Nỗi đau ấy không chỉ riêng của những gia đình có phần mộ mà Thánh Giá bị đập nát, mà còn là nỗi đau chung của những người có đạo.
          Thánh giá nằm chõng vãnh hay chỉ còn trơ trụi lại những mảnh vụn nằm xung quanh những ngôi mộ. Sự việc này đã dãy lên một hồi chuông của sự chia rẽ có hệ thống, mục đích của chúng là làm cho Thánh giá Chúa không phải bị đập nát, mà nhằm triệt tiêu cả Thánh Giá đức tin trên mảnh đất này.
          “ Nếu hạt lúa không chết đi, thì nó không sinh được những hạt khác”. Thiết tưởng những hành động trên làm cho chúng ta những người Công giáo sẽ luôn luôn hiệp nhất và đoàn kết với nhau cho dù những thách đố phía trước sẽ giằng co chúng ta. Xin mọi người cùng cầu nguyện cho mảnh đất này được bình yên và Thánh giá Chúa được đứng vững.
                                                                                     

Đây là những hình ảnh Thánh Giá bị triệt hạ.







Có tất cả 47 Thánh giá bị đập nát.
Tác giả bài viết: Anthony Hoàng Long

TIN CÔNG GIÁO THẾ GIỚI 27.07.2012


Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012


Thánh lễ truyền chức Phó tế tại nhà thờ Chính tòa Xã Đoài - 28/7/2012
28.07.2012
GPVO - Vào lúc 6h30 sáng nay 28.7.2012, tại nhà thờ Chính tòa Xã Đoài, Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã chủ sự Thánh lễ truyền chức Phó tế cho 19 chủng sinh thuộc khóa IX Đại Chủng viện (ĐCV) Vinh Thanh. Đồng tế với ngài có Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên - Tổng Đại diện, quý Cha giáo sư ĐCV Vinh Thanh, quý Cha trong giáo phận cùng đông đảo tu sĩ, chủng sinh, ân nhân, thân nhân và hàng ngàn giáo dân khắp nơi cùng tề tựu về tham dự ngày đại lễ.
Danh xưng Phó tế trong ngôn ngữ bình thường gợi lên cấp bậc đầu tiên trong hàng giáo sĩ: Phó tế, Linh mục và Giám mục; nhưng thực chất, với góc nhìn tâm linh, đây chính là một chức vụ Thiên Chúa dành trao cho người Ngài muốn tuyển chọn, và ứng viên khi thốt lên lời “Thưa, con muốn” không chỉ một lần mà là sáu lần trong nghi thức quyết tâm công khai sẽ là người sẵn sàng lãnh nhận hồng ân Thiên Chúa với cả tâm tình tạ ơn và dâng hiến. Thừa tác vụ Phó tế bắt nguồn từ việc Nhóm Mười Hai tuyển chọn bảy người “được tiếng tốt, đầy thần khí và khôn ngoan” để đặt tay cầu nguyện và giao cho họ việc phục vụ ăn uống của các tín hữu, đặc biệt là các “bà góa Do Thái theo văn hóa Hy Lạp”. Việc làm của họ giúp các Tông Đồ có thời gian để “chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa” (x. Cv 6, 2-6).
Từ nguồn gốc đó, trước khi phong chức Linh mục cho một ứng viên nào, Giáo Hội quy định phải phong chức Phó tế cho họ trước (x. GL điều 1031). Giáo Hội xem chức vụ Phó tế là cơ hội để được tiếp xúc gần với công việc của các Tông đồ và của các Giám mục sau này, như thế, đó cũng là những ứng viên lên chức Linh mục. Việc phục vụ các Giám mục, các Linh mục và dân Chúa của chức vụ Phó tế gắn liền với ba nhiệm vụ chính: thứ nhất là phục vụ Lời Chúa bao gồm việc đọc Phúc Âm, rao giảng, khuyên bảo, dạy giáo lý; thứ hai là phục vụ bàn thờ bao gồm việc chuẩn bị lễ tế, trao Mình Thánh Chúa, chủ tọa khi đọc kinh nguyện, rửa tội, chúc lành cho các đôi tân hôn, chủ sự nghi lễ an táng; thứ ba là phục vụ bác ái nghĩa là giúp đỡ những người nghèo khổ thiếu thốn.
Trước nghi thức truyền chức, Đức Giám mục đặc biệt nhắn nhủ các tiến chức những điều tối cần trong sứ mệnh của người Phó tế, nhất là luôn khiêm tốn đặt mình dưới Lời Chúa, để có thể lắng nghe được tiếng Chúa nói trong mỗi bản văn mà mình suy niệm và trong cuộc sống của cộng đoàn. Siêng năng cầu nguyện và luôn luôn gắn bó với Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn sinh lực dồi dào, để có thể qui tụ và thánh hóa cộng đoàn qua các việc cử hành phụng vụ bí tích. Phỏng theo đoạn trích Tin Mừng của Thánh Matthêu, vị chủ chăn đã phác họa lại chân dung của người phục vụ với hình ảnh người ra đi loan báo Tin Mừng cứu độ cho muôn dân:
“Các con được trao ban sứ vụ làm sứ giả để đem lời của Chúa đến hang cùng ngõ hẻm, và trong bối cảnh thế giới hôm nay ngày càng bị đảo lộn, thì các con được sai đến để loan truyền chân lý, loan truyền sự thật, một chân lý đem ơn cứu độ đến cho mọi người. Cũng như Chúa Giêsu, Ngài cảm thương trước phận người, trước những cơn đau của các bệnh nhân, trước những đói khổ của đồng loại thì các thầy cũng được sai đến với tấm lòng cảm thương, chia sẻ, hiệp thông. Giáo phận chúng ta là một giáo phận nghèo, các giáo xứ của chúng ta chủ yếu ở những vùng quê. Vì vậy các con hãy có tâm tình cảm thương như Đức Giêsu. Cánh đồng lúa ngày xưa Đức Giêsu chứng kiến cũng là cánh đồng lúa hôm nay đang chín vàng, chúng ta không ngừng cầu nguyện để luôn luôn có đủ thợ gặt cho vườn Chúa. Các con được mời gọi trở nên những thợ gặt và chu toàn sứ vụ của mình”.
Sau phần phụng vụ lời Chúa, theo truyền thống Giáo Hội, Đức Giám mục hỏi linh mục Tổng đại diện về tư cách, đạo đức của các ứng sinh. Linh mục Tổng Đại diện Phêrô cho biết là qua việc tham khảo ý kiến giáo dân và sự biểu quyết của các vị hữu trách, chứng nhận các thầy này xứng đáng lãnh nhận chức Phó tế.
Sau phần giới thiệu các ứng viên phó tế, các thầy tiến lên để Đức Giám mục thẩm vấn về việc tuân phục Đấng bản quyền và sẵn sàng trong sứ mạng phó tế - tôi tớ mọi người trong thừa tác vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái. Lần lượt, vị chủ chăn giáo phận triển khai lời cam kết mà người tiến chức đoan thệ: noi gương Chúa Giêsu dấn thân phục vụ cộng đoàn, trung thành với truyền thống đức tin của Giáo Hội, dâng trọn tình yêu cho Chúa trong đời sống độc thân, tuân phục Giám mục giáo phận, cũng như sẽ trung thành tuân giữ giờ kinh Phụng vụ để cầu nguyện cho dân Chúa.
Tiếp tục nghi lễ là phần quan trọng nhất, đó là phần Đức Giám mục thinh lặng đặt tay trên các ứng sinh và đọc lời nguyện phong chức. Qua việc đặt tay từ thời các Tông đồ truyền lại, các thầy được thánh hiến và liên kết chặt chẽ hơn với bàn thánh. Từ đây các thầy sẽ nhân danh Giám mục hay linh mục quản xứ mà chu toàn thừa tác vụ bác ái. Các thầy sẽ thực sự trở thành môn đệ của Đấng không đến để được phục vụ nhưng đến để phục vụ nhờ ơn thánh Chúa.
Sau phần đặt tay cầu nguyện của Đức giám mục, các ứng sinh đã trở nên các Phó tế, và vì thế các Tân Phó tế đã mặc trang phục dành riêng cho mình: gồm dây stola và phẩm phục phó tế.
Mọi công việc phục vụ muốn có ý nghĩa thực sự đều phải dựa trên lời chỉ dạy của Chúa. Vì thế, vừa để căn dặn các tân Phó tế phải siêng năng rao giảng lời Chúa, đồng thời nhắc nhở họ phải thực hành việc phục vụ theo lời của Chúa, Đức Giám mục đã trao sách Phúc Âm cho từng Phó tế và nói: “Con hãy nhận lấy Phúc Âm của Đức Kitô mà các con đã trở thành người rao giảng, và con hãy biết là phải tin điều con đọc, dạy điều con tin và thi hành điều con dạy”.
Cuối Thánh lễ, thầy JB. Nguyễn Quốc Tuấn – đại diện các tân Phó tế nói lên lời tạ ơn Thiên Chúa, tri ân Đức Cha, quý Cha, quý thân nhân, ân nhân và tất cả những ai đã cầu nguyện, cổ vũ ơn gọi cho các thầy.
Thánh lễ đã khép lại nhưng nhiệm vụ và sứ mạng của các thầy từ đây lại mở ra một trang mới. Mỗi ứng viên đến với chức Phó tế hôm nay cũng cảm nhận rằng chức Phó tế không phải là kết điểm nghỉ ngơi, mà chính là một khởi điểm mới thúc mình cố gắng hơn, đẩy mình yêu mến hơn, gọi mình trau dồi hơn và giục mình cống hiến nhiều hơn theo tâm tình của Đức Kitô - vị Mục tử Nhân lành.
----------------------------------- 
Danh sách 19 tân Phó tế:
1. Thầy Micae Trần Phúc Bách
2. Thầy Antôn Nguyễn Khánh Cương
3. Thầy Micae Trần Văn Dâng
4. Thầy Phanxicô Xavie Nguyễn Tiến Dũng
5. Thầy Phêrô Nguyễn Đoài
6. Thầy Vinh Sơn Cao Đông Dương
7. Thầy Gioan Baotixita Cao Đình Hải
8. Thầy Giuse Phạm Hòa
9. Thầy Antôn Nguyễn Xuân Hồng
10. Thầy Antôn Nguyễn Văn Hùng
11. Thầy Phêrô Hồ Sỹ Huyền
12. Thầy Phêrô Nguyễn Văn Liêm
13. Thầy Antôn Lê Công Lượng
14. Thầy Phêrô Nguyễn Lượng
15. Thầy Micae Trần Trung Năng
16. Thầy Phanxicô Xavie Phan Văn Quyền
17. Thầy Antôn Lê Xuân Trường
18. Thầy Gioan Nguyễn Quốc Tuấn
19. Thầy Bônaventura Trương Văn Vút
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
  
   


Jos. Minh Quân