Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

Thánh Giuse Thợ
28.04.2012
Ngày 1 tháng 5 là ngày Quốc tế Lao động; trong Giáo Hội Công giáo đó là ngày kính thánh Giuse Thợ, thánh Giuse người lao động. Lễ này được Ðức Giáo Hoàng Piô XII lập ra năm 1955 nhằm đề cao giá trị của lao động và của công nhân, và để cầu nguyện cho tất cả mọi người lao động.
Có người cho rằng Giáo Hội Công giáo thành lập một số lễ trùng với những dịp kỷ niệm hoặc lễ lớn của xã hội là có một ý đồ xấu. Ví dụ trong cuốn tiểu thuyết Ngày Phán Xét của Bá Dũng (Hà Nội 1985), tác giả viết rằng lễ thánh Giu-se ngày 1/5 hoặc lễ Gia đình Na-gia-rét (nhằm ngày 19/8, ngày Cách mạng Tháng 8 thành công) v.v. là để "buộc chân con chiên" trong nhà thờ, không cho họ tham dự mít tinh kỷ niệm (tr.17).
Ðiều quả quyết này hoàn toàn sai. Trước hết không có lễ Gia đình Na-gia-rét nào vào ngày 19/8 cả. Còn lễ thánh Giu-se Công nhân chỉ là một lễ thường, không bắt buộc giáo dân phải tham dự, thì chẳng buộc tay buộc chân ai được. Quả quyết như trên là do không hiểu rõ hoặc do ác cảm.
Thật ra, việc lập một số lễ nhằm vào một số kỷ niệm nào đó về phần đời là một cách nhìn nhận giá trị của chính biến cố phần đời đó. Ðây là một nguyên tắc hành động của Giáo Hội, tức là nhìn nhận, lấy lại, nâng cao, thánh hóa tất cả mọi giá trị "tự nhiên" của nhân loại và mọi tục lệ tốt lành trong các nền văn hoá. Trong tiếng chuyên môn của thần học, người ta gọi nguyên tắc đó là "hội nhập văn hoá".
Trở lại mục đích của ngày lễ thánh Giu-se Công nhân. Lao động là một giá trị căn bản của loài người. Hơn nữa, lao động còn mang một giá trị tôn giáo cao cả. Xã hội đề cao lao động và người lao động, thì Giáo Hội càng vui mừng vì lao động nằm trong thánh ý của Thiên Chúa, và hơn nữa chính Con Thiên Chúa khi làm người đã muốn sinh ra, lớn lên trong một gia đình lao động nghèo và tự tay mình làm việc để sinh sống như mọi người bình thường. Vậy chẳng có lý do gì để Giáo Hội phải cạnh tranh với xã hội cả.
Công Ðồng Va-ti-can II trong Hiến chế Vui Mừng và Hy Vọng (số 33-34) đã nhắc lại:
"Con người đã luôn cố gắng phát triển thêm mãi đời sống mình bằng việc làm và tài năng. Ngày nay, nhất là với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật, con người đã và đang không ngừng nới rộng sự thống trị của mình gần như trên tất cả thiên nhiên... Ngày nay con người đã dùng sức cần lao để tự cung ứng nhiều phẩm vật mà xưa kia họ mong đợi trước nhất nơi các quyền lực thần linh." Vậy đâu là giá trị và ý nghĩa của hoạt động cần lao ấy? Công Ðồng tiếp: "Ðối với các tín hữu, chắc chắn họat động cá nhân và tập thể của loài người, hoặc nỗ lực vĩ đại của con người vất vả qua các thế kỷ nhằm cải thiện hoàn cảnh sinh sống, tự nó là phù hợp với ý định của Thiên Chúa. Thực vậy, được tạo nên giống hình ảnh của Thiên Chúa, con người đã nhận được mệnh lệnh của Thiên Chúa phải chinh phục trái đất và cai quản vũ trụ... Những điều nói đây cũng áp dụng cho công việc đơn sơ thường nhật. Thực vậy, khi mưu sinh cho mình và cho gia đình mình, tất cả những người hoạt động để phục vụ xã hội đều có lý để tin rằng nhờ lao động của mình, họ nối tiếp công trình của Ðấng Tạo Hoá, phục vụ anh em, đóng góp vào việc hoàn thành ý định của Thiên Chúa trong lịch sử. Người Kitô hữu không những không coi các công trình do con người dùng tài năng và sức lực riêng để thực hiện là chống đối quyền năng Thiên Chúa, không coi con người là địch thủ của Tạo Hoá mà còn xác tín rằng các thắng lợi của nhân loai là dấu hiệu biểu dương Thiên Chúa cao cả và là kết quả của ý định khôn lường của Người".
Ðó là giáo lý rõ ràng của Giáo Hội dựa trên Kinh Thánh.
Tuy nhiên, cũng phải khiêm tốn nhìn nhận rằng trong nhiều thế kỷ, Giáo Hội cũng đã có lúc không đi sát với giáo lý Kinh Thánh, nhưng để cho những lý thuyết xa lạ ảnh hưởng trên thái độ của mình đối với lao động, nhất là lao động tay chân. Có một thời Giáo Hội cũng đã coi lao động tay chân là lao động của người nô lệ, chỉ lao động trí óc, lao động tinh thần mới xứng với người tự do. Vì thế trong ngày Chúa nhật, Giáo Hội cấm làm việc tay chân, nhưng làm việc trí óc vẫn được phép. Qui định này, đúng ra, bao hàm quan niệm của Hy-lạp, không phải của Kitô giáo, về lao động. Và có lẽ cũng là quan niệm Việt Nam ta thời trước: Nhất sĩ nhì nông, Hết gạo chạy rông, Nhất nông nhì sĩ!
Phải khiêm tốn nhìn nhận rằng nhiều khi Giáo Hội đã không tích cực tham gia vào những phong trào đấu tranh gian khổ để bênh vực quyền lợi của người lao động. Không biết từ bao giờ, người Công giáo đã thường nhìn các phong trào công nhân, các nghiệp đoàn và những cuộc đình công, bãi thị với con mắt e dè và ngờ vực nếu không phải là tiêu cực. Mình phần lớn cũng là dân nghèo, Chúa của mình xuất thân cũng là một người lao động tay chân nghèo khó, thế nhưng hễ nghe nói tới đấu tranh cho người nghèo, người lao động thì cứ vẫn dửng dưng, nhiều khi lại còn lo sợ hoặc nghi ngờ! Tôi biết rồi, những người đầu tiên đấu tranh có tổ chức cho giới công nhân ở thế kỷ XIX bên Phương Tây phần nhiều cũng chống lại Giáo Hội vì cho rằng Giáo Hội tiên thiên đứng về phía giai cấp bóc lột, đàng khác lắm khi họ dùng việc đấu tranh cho công nhân như một phương thế để lật đổ trật tự xã hội hiện hành, thiết lập một chính quyền mới của giai cấp công nhân. Ðiều đó vẫn còn đúng mãi về sau, cho đến gần hết thế kỷ XX. Tuyên ngôn Cộng sản của Mác và Ăng-ghen (một tuyên ngôn cho giới công nhân là nạn nhân của chế độ tư bản man rợ thời đầu) đã ra đời năm 1848, nhưng mãi đến năm 1891 Ðức Giáo Hoàng Lê-ô XIII mới ban hành Thông điệp Tân Sự, là thông điệp xã hội đầu tiên của Giáo Hội. Một sự nhập cuộc muộn màng, dù rằng rất cần thiết và hữu ích. Giáo Hội đành phải ngậm ngùi mà ghi nhận rằng Giáo Hội thế kỷ XIX đã đánh mất giai cấp công nhân!
Ngày nay vị trí và vai trò của Giáo Hội đối với các vấn đề của thế giới nói chung và của giới lao động nói riêng đã rất khác so với thời Ðức Lê-ô XIII và ngay cả thời Ðức Piô XII. Lịch sử đã cho thấy rằng rất nhiều hứa hẹn tốt đẹp cho giới lao động đã không được các ý thức hệ lớn thực hiện. Chủ nghĩa Duy kinh tế và chủ nghĩa Tiêu thụ đã chứng tỏ là không phục vụ lợi ích thực sự và bền vững của con người; cả hai đều bao hàm một quan niệm sai sót về con người. Các nhà nghiên cứu nói rằng thời kỳ của các ý thức hệ đã chấm dứt. Trong tình hình mới, tiếng nói của Giáo Hội ngày càng thêm uy tín. Giáo Hội luôn luôn khẳng định rằng kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa chỉ có lý do tồn tại trong sự phục vụ con người và là con người toàn diện, con người trong mọi chiều kích của nó, cá nhân và xã hội, thể xác và tinh thần, "tự nhiên" và siêu việt.
Thánh Lô-ren-sô Tử đạo nguyên là một thày Phó tế của Ðức Giáo Hoàng Xit-tô II, thế kỷ thứ III, và là người quản lý tài sản của Giáo Hội Rô-ma. Khi biết mình sắp được phúc tử đạo, ngài đã bán nhiều tài sản của Giáo Hội và phân phát cho người nghèo. Thật ra, thường ngày Giáo Hội đã phải nuôi khoảng 1.500 người nghèo rồi. Thị trưởng Rô-ma nghe tin, liền ra lệnh cho ngài phải nộp các của cải Giáo Hội cho Hoàng đế. Lô-ren-sô xin khất ba ngày để gom đủ tài sản, kỳ thực thì trong thời gian đó ngài qui tụ một đám thật đông những người mù loà, tàn tật, đau yếu, cô nhi…, rồi đến ngày hẹn, ngài dẫn cả đám người khốn khổ ấy đến dinh thị trưởng và nói: "Ðây là tài sản của Giáo Hội chúng tôi".
Ưu thế của Giáo Hội xưa nay khi bàn đến các vấn đề xã hội vẫn chỉ là Con Người và mối ưu tiên dành cho người nghèo.


Lm Nguyễn Hồng Giáo ofm


Văn Giang, nơi thể hiện bạo lực của nhà cầm quyền CSVN khi chiếm đoạt tài sản công dân

Văn Giang, nơi thể hiện bạo lực của nhà cầm quyền CSVN khi chiếm đoạt tài sản công dân
Như Nữ Vương Công Lý đã tường thuật trực tiếp từ Văn Giang về buổi cưỡng chế người dân nhằm cướp đoạt đất đai của họ. Nhà cầm quyền CSVN đã thể hiện rõ nhất ở đây sức mạnh và sự tàn bạo của một nhà nước bạo lực và trở thành kẻ thù của nhân dân.
Hàng ngàn công an, cảnh sát trang bị tận răng kết hợp với hàng loạt côn đồ tập trung nhằm bóp nghẹt người dân 3 xã Phụng Công, Xuân Quan, Cửu Cao của huyện Văn Giang. Thông tin cho biết, con số công an được huy động cho vụ cướp đất này khoảng 3.000 người bao gồm Công an Huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên và Bộ Công an.
Súng nổ liên hồi, lựu đạn cay, dùi cui… được huy động tối đa. Những hành động bạo lực đã diễn ra cướp đoạt trắng trợn đất đai của nhân dân.
Các phóng viên và CTV Nữ Vương Công Lý đã kịp thời ghi lại những hình ảnh tại hiện trường, những hình ảnh chỉ có trong một cái gọi là nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Ngược với những tuyên bố của quan chức nhà nước, những hình ảnh đã nói lên nhiều điều. Lực lượng công an ở đây đã thể hiện bản chất khát máu của họ khi bắt được một người dân vào chỗ kín cho côn đồ và công an tha hồ đánh đập.
Những cánh đồng, vườn tược trồng cây lâu năm, trồng hoa, cấy lúa của người dân bổng chốc biến thành bình địa bởi những cỗ máy xúc bạo tàn của nhà nước. Người dân bị đánh đập, bắt bớ.
Thông tin cho biết, hiện có 26 người bị bắt chưa được thả ra.
Sáng 23/4 người dân xã Xuân Quan và Phụng Công đã kéo nhau đi giữ đất
Những tên cán bộ ác ôn vào làng nghiên cứu thực địa và chỉ đạo đánh dân ngày mai
Máy xúc, máy ủi và các loại máy đã sẵn sàng phá hoại cây cối, ruộng vườn của dân
Bà con nông dân giữ đât cả đêm
Mờ sáng, cả ngàn cảnh sát xuất hiện trên đồng, mùi khói và màu thuốc khói bay khắp nơi, mù mịt cả cánh đồng
Những đội quân từ nhân dân mà ra, nhằm vào nhân dân mà chiến đấu.
Video công an kết hợp côn đồ đánh dân Văn Giang:
Đây là hình ảnh những tên côn đồ và công an đã đánh đập nhân dân tàn bạo:
Video toàn cảnh cưỡng chế Xuân Quan – Văn Giang – Hưng Yên:

“Các giám mục nên noi gương Thánh Phêrô ngay cả phải chịu chết”


“Các giám mục nên noi gương Thánh Phêrô ngay cả phải chịu chết”

“Các giám mục nên noi gương Thánh Phêrô ngay cả phải chịu chết”
Trên đây là tựa đề của một bản tin trên Việtcatholic ngày 21/4/2012. Theo bản tin này ĐGM Patrick J. McGrath của San Jose, California, Hoa Kỳ đang ở Rôma trong chuyến hành hương “ad limina”. Trong bài giảng thánh lễ sáng 18/4/2012 tại mộ Thánh Phêrô ngài đã cho rằng mẫu gương theo Chúa Giêsu ngay cả phải chịu chết của Thánh Phêrô phải được gợi hứng cho các giám mục ngày nay noi theo.
Ý nghĩa lời nhận định của ĐGM Patrick J. McGrath không xa với nội dung bài Phúc Âm của Thánh Gioan trong Chúa nhật thứ 4 mùa Phục sinh tới đây cũng thường được gọi là Chúa nhật Chúa Chiên Lành. Nói về sứ mạng của người mục tử Phúc Âm Thánh Gioan viết “Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên. Kẻ làm thuê không phải là chủ chiên, và các chiên không phải là của người ấy, nên khi thấy sói đến, nó bỏ chiên mà trốn. Sói sẽ bắt chiên và làm chúng tản mát. Kẻ chăn thuê chạy trốn, vì là đứa chăn thuê, và chẳng tha thiết gì đến đàn chiên”.
Đoạn Kinh Thánh trên đây vẽ lên một hình ảnh khá rõ nét về tình hình GHVN hiện nay. Trong thời gian qua dư luận đã nói khá nhiều đến tình trạng có những mục tử đã “bỏ chiên mà trốn” để cho “sói bắt chiên và làm chúng tản mát”. Rõ rang nhất là tại giáo xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng, một giáo xứ đã có bề dày lịch sử trên 100 năm nay bỗng bị đuổi đi để đất đai được quy hoạch lại đem bán để thu lợi. Đàn chiên Cồn Dầu bị sói dữ khủng bố, áp bức đến tan tác. Người bị đánh chết, kẻ phải bỏ nước mà đi, nhiều người đang lang thang trên chính quê hương mình vì không có nơi cư ngụ, còn những người cố bám lấy mảnh đất cha ông đã dầy công vun đắp thì bị sách nhiễu, bị áp lực nặng nề, ngày đêm luôn phải sống trong phập phồng lo sợ. Đức cha Trần Thanh Chung, nguyên Giám mục Kontum và Đức cha Nguyễn Văn Sang, nguyên Giám mục Thái Bình đều đã vạch rõ sự bất công và phi lý trong vấn đề này.
Cũng có những mục tử không những “chẳng tha thiết gì đến đàn chiên” mà còn muốn dẫn dắt đàn chiên đi theo ý riêng của mình hoặc vì muốn đạt đến mục đích nào đó đã cố tình ru ngủ đàn chiên bằng việc quảng bá lý thuyết vô thần Mác-Xít. Tệ hơn nữa còn dùng nơi giảng giải Lời Chúa để công kích những người đã cam đảm chống tiêu cực trong Giáo hội hay chống bất công trong xã hội.
 Là chủ chăn thì phải bảo vệ tài sản của Giáo hội vậy mà khi thánh gía bị đập phá, cơ sở vật chất của Giáo hội bị cướp đoạt lại chần chừ “Lên tiếng hay không lên tiếng”. Khi có những người yêu chuộng công lý và sự thật, không thể im lặng trước sự lan tràn của bạo lực và bất công thì lại bị kết án là “nhiệt thành của bạo lực”. Vụ cưỡng chiếm đất đai ở Tiên Lãng, Hải Phòng bị dư luận khắp nơi lên án mạnh mẽ vậy mà khi ĐGM Hải Phòng gửi thư “bày tỏ sự quan  âm, hiệp thông và cầu nguyện cho gia đình ông Phêrô Đoàn Văn Vươn” thì lại có người phản đối. Theo một bản tin trên chuacuuthe.com ngày 14/2/2012 có kẻ đã giả danh Tòa Giám mục Kontum để gửi đi một “Lá thư được ký tên tác giả là FX. Nguyễn Văn Thuận và có nội dung chính là lên án Đức giám mục Hải Phòng đã can thiệp vào vụ Tiên Lãng và lên án DCCT cũng tham gia vào việc này”.
Bản tin viết tiếp “Trước Giáng Sinh năm 2011, Văn phòng Tỉnh DCCT VN cũng nhận được thư nặc danh có lối viết tương tự như lá thư này, được gởi đến bằng đường bưu điện từ một Văn phòng chính thức của một Đơn vị trong Giáo Hội. Được biết Văn phòng DCCT VN đã liên lạc với Đơn vị này, và được người có trách nhiệm của nơi này xác nhận chính xác lá thư nặc danh đó do họ phát hành”.
Bản tin viết thêm “Như thế, Văn phòng này đã trực tiếp xác nhận họ có thêm chức năng phổ biến thư nặc danh. Do đó khi nhận được Thông báo của Toà giám mục Kontum, chúng tôi tự hỏi, liệu có phải Văn phòng này là nơi phát hành bài viết nói trên với sự mạo danh địa chỉ email của Toà GM Kontum và mạo danh Tôi tớ Chúa FX. Nguyễn Văn Thuận?
Đơn vị trong Giáo Hội nào mà lại đi làm cái công việc bất chính, gây hoang mang như vậy? Chẳng trách Đức cha Bùi Tuần, nguyên Giám mục Long Xuyên đã có cái nhìn bi quan về Giáo hội Việt Nam hôm nay trong một bài viết được đăng trên vietcatholic ngày 22/4/2012:
 “Hội Thánh yêu thương bác ái xem như bị đẩy xuống, nhường chỗ cho một Hội Thánh cơ chế với những luật lệ mới, những ban bệ mới, những hình thức mới nặng về phô trương và phân hoá.

Hội Thánh Đức Kitô trên thánh giá xem như bị che phủ bởi một Hội Thánh tôn vinh các thành công của các phương tiện trần thế.
Hội Thánh tu thân và nhạy bén xem ra đang bị lấn lướt bởi một Hội Thánh quyền lực, xơ cứng, coi nhẹ đời sống nội tâm”.
Trong một Giáo hội “nặng về phô trương và phân hóa”, “tôn vinh các thành công của các phương tiện trần thế”, xem nặng  “quyền lực” và “coi nhẹ đời sống nội tâm”. Tóm lại là chạy theo vinh quang, hào nhoáng đời này thì thử hỏi sẽ có được bao nhiêu mục tử dám “noi gương Thánh Phêrô ngay cả phải chịu chết”?
Lại Thế Lãng

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012


Ngày 26- 4 - 2012 thật là một ngày hạnh phúc đối với những người công giáo Hà Tĩnh, Quảng Bình, vì đây là ngôi Thánh đường nguy nga lộng lẫy đã được khánh thành. Sau một cơn mưa nhẹ hạt rơi xuống xóa tan những oi bức mà mấy ngày qua người dân Giáo xứ Văn Hạnh phải gồng mình để chuẩn bị cho thánh lễ khánh thành, đúng 8h00 đoàn  rước ca nhập lễ gồm có nhiều hội đoàn trong giáo xứ cùng đoàn đồng tế tiến về thánh đường. Đức Giám Mục Giáo Phận cùng Đức  Cha già Phaolô Maria cùng quý Cha trong và ngoài các Giáo Hạt đã cắt băng khánh thành và cung hiến thánh đường nguy nga lộng lẫy này, được biết ngôi thánh đường giáo xứ Văn Hạnh Tĩnh Hà Tĩnh xây dựng trong 9 năm và tương lai là Nhà Thờ Chính Tòa của Địa Phận mới tĩnh Hà Tĩnh và Tĩnh Quảng Bình. sau đây là một vài hình ảnh của thánh lễ đó.




















VIDEO TIN CÔNG GIÁO 25.04.2012


Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012


Bộ trưởng Đinh La Thăng nói lời xin lỗi
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trong phiên giải trình

Bộ trưởng Đinh La Thăng nói lời xin lỗi

Thứ Tư, 25/04/2012, 06:30 AM (GMT+7)
(Tin tuc) - Sáng 24/4, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cùng lãnh đạo một số bộ, địa phương đã tham gia phiên giải trình tại Ủy ban Pháp luật của Quốc hội về thực trạng vi phạm hành chính và các giải pháp khắc phục trong lĩnh vực GTVT đường bộ.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
Hàng loạt vấn đề nóng bỏng, đang gây bức xúc trong dư luận đã được mổ xẻ với nhiều chất vấn gai góc dành cho vị “tư lệnh” ngành GTVT.
Không đồng tình với đề xuất tăng xử phạt
Báo cáo tổng hợp của Bộ GTVT và Bộ Công an cho biết trong năm 2011 đã xảy ra gần 50.000 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết hơn 12.000 người, bị thương hơn 54.000 người. Ba tháng đầu năm 2012, tuy số vụ tai nạn có giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng số vụ tai nạn và thiệt hại vẫn ở mức cao. Trong khi đó, số vụ ùn tắc giao thông trên địa bàn TP Hà Nội vẫn chiếm khoảng 22% tổng số vụ ùn tắc trên cả nước, TPHCM là 17%...
Đưa ra nhiều giải pháp để xử lý nghiêm các vi phạm, giảm tai nạn, ùn tắc giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nhấn mạnh tới việc nâng trần mức phạt tối đa, đồng thời cho phép thanh tra viên, công an được tăng thẩm quyền xử phạt, tránh đẩy việc xử phạt lên cấp cao. “Cần nâng mức xử phạt của thanh tra viên và công an lên 2 triệu đồng, tịch thu và sung công đối với các hành vi nguy hiểm như đua xe trái phép mà không phân biệt chủ sở hữu” - Bộ trưởng Thăng đề nghị.
Nghe đến đây, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển thẳng thắn: “Bộ GTVT chưa nhìn thẳng vào một số vấn đề mà dư luận đặc biệt quan tâm, còn trốn tránh trách nhiệm. Đó là số vụ tai nạn, số người chết, số vụ ùn tắc giao thông vẫn không giảm nhiều so với trước đây”. Ông Hiển phân tích: “Các đồng chí muốn tăng quyền, nâng mức xử phạt lên, tăng mức tiền đầu tư nhưng các đồng chí nói rất ít đến việc tăng trách nhiệm của các cán bộ làm công vụ.
Bộ trưởng Đinh La Thăng nói lời xin lỗi, Tin tức trong ngày, bo truong dinh la thang, bo truong thang, bo truong gtvt, tu lenh nganh giao thong, xu phat giao thong, luat giao thong, phi giao thong, phi phuong tien, phi bao tri duong bo, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc
Thanh tra Giao thông TPHCM kiểm tra giấy tờ xe của tài xế taxi tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: TẤN THẠNH
Bộ làm thế nào để nâng cao trách nhiệm của đội ngũ này, khi thời gian qua còn xảy ra nhiều hạn chế, tiêu cực, đặc biệt là thanh tra giao thông. Tôi thấy lực lượng thanh tra giao thông chưa làm hết trách nhiệm của mình, lấn sang cả việc của lực lượng CSGT...” - ông Hiển nói. Cũng theo ông Hiển, việc xử phạt hiện nay chưa thể hiện sự công bằng.
Đó là trong khi ở TPHCM, taxi được ưu ái hơn thì ở Hà Nội, taxi lại bị xử ép. Lực lượng công vụ chỉ nhắm phạt vào taxi, còn những xe xịn, biển số đẹp thì lại cho qua. Nhiều vụ tiền xử phạt vi phạm hành chính không chảy vào ngân sách Nhà nước…
Trong khi đó, phản bác đề nghị tăng mức phạt tối đa trong khi ngành GTVT chưa làm tốt việc quản lý, còn có tiêu cực trong xử lý vi phạm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Văn Tiên nói: “Đất nước đã nghèo nhưng các cơ quan quản lý lại đề nghị toàn biện pháp xử phạt nhiều tiền, tăng tiền phạt là không hợp lý. Chẳng lẽ không nghĩ ra biện pháp nào để xử phạt ít tiền mà vẫn hiệu quả hay sao?”.
Mong ngành GTVT sớm khắc phục yếu kém
Ông Nguyễn Văn Tiên cho biết rượu, bia được cả thế giới coi là thảm họa đối với giao thông. Tuy nhiên, số người chết, bị thương trên đường bộ liên quan đến sử dụng rượu, bia mà Bộ GTVT và Bộ Công an đưa ra (4%) có vẻ chưa trung thực. Cũng theo ông Tiên, nhiều nước đã áp dụng biện pháp tạm giữ lái xe say rượu, thậm chí tại Hàn Quốc, lái xe say rượu phải đi tù 6 tháng.
Ông nói: “Bộ trưởng phải có quan điểm rõ ràng về việc này. Tôi còn nhớ khi Quốc hội thảo luận tác hại của rượu, bia thì Bộ GTVT im phăng phắc không nói gì cả. Không hiểu các đồng chí có nắm được đánh giá của các tổ chức quốc tế khi cho rằng 30% tai nạn giao thông chết người ở Việt Nam hiện nay có liên quan đến rượu, bia hay không?”. Bộ trưởng Đinh La Thăng đồng ý với ông Tiên về đề xuất tạm giữ ngay phương tiện, thậm chí tịch thu phương tiện và xem xét xử lý hình sự như một số nước đang thực hiện.
Phản ánh trong quản lý phương tiện giao thông còn nhiều tiêu cực, đại biểu Dương Trung Quốc cho biết ông vừa đi công tác tại một tỉnh miền núi phía Bắc và nhận thấy nạn xe quá khổ, chở quá tải tàn phá đường sá hết sức ghê gớm. Ông Quốc đề nghị phải tính tới cơ chế bắt buộc doanh nghiệp có xe chở quá tải, quá khổ bỏ tiền ra bồi thường cho quãng đường họ đã phá hỏng.
Bộ trưởng Đinh La Thăng nói lời xin lỗi, Tin tức trong ngày, bo truong dinh la thang, bo truong thang, bo truong gtvt, tu lenh nganh giao thong, xu phat giao thong, luat giao thong, phi giao thong, phi phuong tien, phi bao tri duong bo, bao, tin nhanh, tin hot, tin tuc
Bộ trưởng Đinh La Thăng báo cáo về “Vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTVT đường bộ: Thực trạng và giải pháp” sáng 24/4 Ảnh: TTXVN
Thậm chí, tính tới cả giải pháp tịch thu phương tiện quá tải gây hư hỏng đường. Ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đánh giá công tác đăng kiểm yếu kém, nhiều tiêu cực đã “giúp” không ít ô tô không đạt tiêu chuẩn lưu thông trên đường, gây tai nạn và phá hoại đường sá.
Thừa nhận vấn đề, ông Thăng cho biết chủ xe, lái xe không ý thức được việc đưa xe đi đăng kiểm định kỳ, thậm chí đến kỳ phải đăng kiểm thì lập tức tìm mọi cách để “qua”. “Tư lệnh” ngành giao thông cũng thừa nhận việc một số cán bộ đăng kiểm tiêu cực, hạ thấp tiêu chuẩn đăng kiểm và cho phép đưa ô tô không đạt chuẩn ra lưu hành. “Chúng tôi đã phát hiện một số cán bộ có sai phạm và đã xử lý nghiêm minh từ cảnh cáo tới buộc thôi việc” - ông Thăng nói và cho biết sắp tới sẽ hiện đại hóa công tác đăng kiểm để giám sát chặt chẽ hơn.
Bộ trưởng Đinh La Thăng sau khi trả lời hàng chục câu hỏi chất vấn khá gai góc, dù không làm thỏa mãn người chất vấn nhưng cũng đã công khai nói lời xin lỗi Đảng, Chính phủ, người dân vì những vấn đề tồn tại trong ngành giao thông, đặc biệt là những yếu kém trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản dẫn đến nhiều công trình tiền tỉ nhanh chóng hư hỏng, xuống cấp, nhiều dự án chậm tiến độ, thất thoát tài sản…
Ông Nguyễn Sỹ Cương mong muốn ngành giao thông sớm khắc phục những hạn chế, tiêu cực, có giải pháp hiệu quả, phù hợp cho các lĩnh vực để tránh những câu trả lời kiểu “đang triển khai”, “sẽ khắc phục”, “đang nằm trong đề án” như tại phiên chất vấn này.
Cân nhắc thời điểm thu quỹ bảo trì đường bộ
Đại biểu Trần Ngọc Vinh nêu thực trạng: Bộ GTVT dùng tiền đầu tư vào các công trình giao thông gây thất thoát nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để giải quyết nên ban hành thêm phí bảo trì đường bộ sẽ không tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.
Bà Nguyễn Thị Minh, Thứ trưởng Bộ Tài chính, cho biết để giải quyết bài toán nâng cấp, sửa chữa, làm mới đường cần có sự tập trung của toàn xã hội và quỹ bảo trì đường bộ cũng chỉ là một giải pháp. “Thu quỹ bảo trì đường bộ thực chất để phục vụ hạ tầng giao thông tốt hơn.
Việc này cũng được thực hiện theo thông lệ của các nước trên thế giới đang làm. Tuy nhiên, giai đoạn này đang có khó khăn về kinh tế - xã hội nên cần cân nhắc về thời điểm đưa ra để toàn xã hội thấy là chấp nhận được” - bà Minh nói.


Người dân thôn Bầu Sen từng tập trung hàng trăm người vây kiểm lâm để giải thoát lâm tặc

Thực hư tin lâm tặc trúng cây trăm tỷ

Thứ Ba, 24/04/2012, 07:00 PM (GMT+7)
(Tin tuc) - Cả tuần nay ở Quảng Bình rộ tin đồn, một nhóm lâm tặc ở xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch tìm thấy cây huê (sưa, hoàng đàn) cổ thụ giữa rừng Phong Nha - Kẻ Bàng và bán với giá 100 tỷ đồng ngay tại rừng. Để giải mã tin đồn này, PV thâm nhập giới lâm tặc.
Tin TứcTin HOT trong ngày được cập nhật liên tục từng giờ tại Tin Tức Trong Ngày
“Ba cây chứ không phải một”

“Thật một trăm phần trăm chứ tin đồn gì nữa, ba cây chứ không phải một cây đâu” - một đại gia chuyên buôn gỗ (hợp pháp có, phi pháp có) ở TP Đồng Hới khẳng định như đinh đóng cột với PV khi được hỏi về tin đồn cây huê trăm tỷ. Vị này nói, mình là người đầu tiên biết về vụ trúng huê nhờ những vệ tinh ở vùng Phong Nha - Kẻ Bàng.

Do không đủ tiền đặt cọc, những vệ tinh đã thông báo và để ông đứng ra làm chủ vụ mua bán này. Tuy nhiên, do số tiền đặt cọc mà nhóm lâm tặc đưa ra quá lớn (38 tỷ đồng), nên ông không có sẵn tiền để chồng. Trong lúc ông đang gom tiền, hai đại gia khác, một người tên H.M ở Bố Trạch và một người tên H.T ở Đồng Hới hợp lại và nhanh chóng chồng tiền, hớt tay trên.
Thực hư tin lâm tặc trúng cây trăm tỷ, Tin tức trong ngày, cay tram ti, lam tac, pha rung, cay sua, cay hue, vuon quoc gia phong nha ke bang, kiem lam, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Sơn tràng địa phương gùi thuê gỗ huê
Cũng theo vị này, nhóm lâm tặc trúng huê có 11 người, đều ở thôn Bầu Sen, do người tên H. cầm đầu. H. đã ra làm nhà to ở Troóc (trung tâm của xã Phúc Trạch) sau một vụ trúng 18 tỷ đồng từ tiền bán huê. Nhóm này đã xẻ 3 cây huê thành 110 phác gỗ mặt, ra giá 100 tỷ đồng và quy định: Đầu nậu nào chung đủ 38 tỷ tiền cọc sẽ được ưu tiên mua; chồng đủ 60 tỷ sẽ dẫn đi xem hàng trong rừng. Khi xem hàng xong, nếu thống nhất được thì chồng đủ số tiền còn lại, mua bán đứt đoạn ngay trong rừng.

Để chứng thực lời nói của vị đại gia này, trong vai dân lái gỗ, PV đã ngược đường Hồ Chí Minh tìm về thôn Bầu Sen, nơi được cho là nhóm lâm tặc trúng ba cây huê. Khi đi ngang qua Troóc, chúng tôi chứng kiến hàng chục ô tô con đậu kín khoảng sân của một quán cà phê nằm ngay trước cửa trụ sở UBND xã. Người dân địa phương nói rằng, đó là xe của các đầu nậu tứ xứ đổ về theo vụ trúng huê.

Thôn Bầu Sen nằm ngay trục đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, cách trạm Kiểm lâm Trộ Mơợng của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng chừng 3km. Đường làng ngõ xóm ở đây vắng hẳn bóng đàn ông. Những người phụ nữ mà chúng tôi gặp đều tìm cách lảng tránh khi được hỏi về câu chuyện người làng trúng huê.
Thực hư tin lâm tặc trúng cây trăm tỷ, Tin tức trong ngày, cay tram ti, lam tac, pha rung, cay sua, cay hue, vuon quoc gia phong nha ke bang, kiem lam, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Cựu “vua huê”
Đi sâu vào trong làng, duy nhất một cụ ông chừng 70 tuổi tỏ ra chia sẻ với chúng tôi: “Có mô nữa chú, họ mua bán xong rồi”. Theo cụ ông này, sở dĩ làng vắng đàn ông là do hầu hết đã cơm đùm gạo bới vào rừng để gùi thuê số gỗ nói trên cho đầu nậu hoặc hi vọng mót được vài que, cọng còn sót lại. Ông cụ rỉ tai: “Bữa ni họ (đầu nậu) làm ăn gớm thiệt. Tui có thằng cháu bà con trong nhóm trúng huê bị họ bắt vô Đồng Hới nuôi làm con tin. Sau khi họ coi hàng, chồng tiền xong xuôi mới cho về hôm qua đó. Sáng ni hắn mới vô lại rừng đó”.

Cựu “vua huê” giải mã

Đang không còn hi vọng có thêm thông tin về vụ trúng huê ở ngay tại thôn Bầu Sen, chúng tôi bất ngờ gặp được người quen - người từng được giới lâm tặc mệnh danh là vua huê. Anh là một sơn tràng có tiếng trong vùng về sức khỏe, kinh nghiệm đi rừng. Nhưng chỉ đến khi anh tìm thấy và đốn hạ cây huê to nhất rừng Phong Nha - Kẻ Bàng cách đây gần 20 năm, anh mới có tục danh
vua huê.

Gặp nhau tay bắt mặt mừng, anh giải thích việc còn ở lại làng là do vừa bắt xe đò từ miền Nam về trong đêm khi nghe tin người làng trúng huê. Năm nay 50 tuổi, với hơn 30 năm kinh nghiệm làm lâm tặc, anh tin rừng Phong Nha - Kẻ Bàng đã hết huê nên đầu năm nay lên đường vào miền Nam kiếm kế sinh nhai nuôi vợ con.

Anh đã không tin khi vợ điện vào bảo bỏ việc mà về vì người làng trúng huê. Mãi đến khi các đầu nậu chồng tiền, hoàn tất việc mua bán, anh mới tức tốc chạy về. Anh hi vọng, với uy tín trong nghề của mình, khi có mặt anh, chắc chắn những người trúng huê cũng sẽ cho anh một ít cành ngọn về bán, đủ để nuôi vợ con cả năm.
Thực hư tin lâm tặc trúng cây trăm tỷ, Tin tức trong ngày, cay tram ti, lam tac, pha rung, cay sua, cay hue, vuon quoc gia phong nha ke bang, kiem lam, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Người dân thôn Bầu Sen từng tập trung hàng trăm người vây kiểm lâm để giải thoát lâm tặc
Theo anh, trước đây vùng rừng Phong Nha - Kẻ Bàng là vương quốc của những cây huê cổ thụ, chúng đứng sừng sững, san sát nhau không biết bao nhiêu mà kể. Cây huê mà ngày đó anh đốn hạ để có tục danh vua huê to khoảng 10 người ôm. Từ khi cây huê có giá, không chỉ dân trong vùng mà dân cả tỉnh tập trung về Phong Nha - Kẻ Bàng khai thác tận diệt. Hơn 10 năm qua, những sơn tràng như anh chỉ biết thu gom cành, ngọn, gốc, rễ, rồi đến vỏ... Ngày nay, may mắn lắm thì sau mỗi chuyến đi rừng cả tháng trời cũng chỉ gom được mươi lăm cân vai vỏ còn sót lại.

Về vụ trúng huê, anh khẳng định là có thật, tuy nhiên, nói ở hung (thung lũng) Trí thì chưa chắc đã đúng. Rất có thể đây chỉ là thông tin tung hỏa mù của nhóm trúng huê để đánh lừa dân làng và cơ quan chức năng. “Cả trăm tỷ bạc nên không thể chuyện đùa, mất đầu như chơi. Nhưng địa điểm thì phải xem lại, đôi khi họ nói ở vị trí đó để đánh lạc hướng kẻo sợ dân làng vào đông, kẻ xin, người hôi hết của họ”, anh nói. Theo anh, ở hung Trí không còn một khoảnh đất hay vỉa đá nào mà anh chưa từng qua. Ngày xưa ở hung Trí, huê cổ thụ rất nhiều, những lâm tặc như anh đã quần nát ở đây, nên việc còn sót lại 3 cây huê là không thể.

Hung Trí cách làng anh khoảng một ngày rưỡi đường rừng. Theo mô tả của những người trúng huê, anh nhận định địa điểm 3 cây huê nằm ở ngoài động Nước Rỉ. Sở dĩ có tên như vậy bởi ở khu vực này có một cây lim to mấy người ôm, bị sâu đục mất thân lộ ra một cái lỗ to như hàm con sư tử.

Ở vùng này không có khe suối, chỉ có một hang động, nước rỉ từ trên thạch nhũ xuống một cái hố, nước xanh như mắt mèo, bỏ một cái kim xuống đáy chừng 2m vẫn nhìn thấy. Dân đi rừng thường đóng lán trại ở đây để có nước sinh hoạt. Mặc dù không tin vị trí này có 3 cây huê, nhưng anh nói cũng lên đường vào xem thử, bởi anh đi rừng thường nhanh gấp 3 lần người bình thường.

Anh không cho rằng các đầu nậu đã liều mạng khi bỏ cả trăm tỷ đồng để mua hàng ngay trong rừng, họ sẽ đưa ra được để bán kiếm lời. Theo anh, có 4 phương án đưa hàng ra mà các đầu nậu thường sử dụng. Cách đơn giản và an toàn nhất là làm luật với các cơ quan chức năng. Khi thông đường rồi thì cứ thế thuê người gùi hàng ra và vận chuyển đi bán.

Cách thứ hai, nếu không thể chọc thủng các cơ quan chức năng thì họ sẽ chôn hàng, đợi đến thời điểm thích hợp tiếp tục làm luật để đưa hàng ra.

Cách thứ ba là gùi hàng ngược qua Lào, hợp thức hóa giấy tờ rồi vận chuyển về Việt Nam. Và cuối cùng, nếu bí quá là thuê dân làng vào rừng thật đông, đi theo bảo vệ những người gùi hàng. Khi gặp cơ quan chức năng, không chống đối theo kiểu xung đột mà cứ mươi người xông vào ôm một cán bộ, thế là hàng về an toàn.
Thực hư tin lâm tặc trúng cây trăm tỷ, Tin tức trong ngày, cay tram ti, lam tac, pha rung, cay sua, cay hue, vuon quoc gia phong nha ke bang, kiem lam, bao, tin tuc, tin hot, tin hay
Thu giữ gỗ huê khai thác trái phép ở Phong Nha - Kẻ Bàng năm 2009
Trong 4 phương án nói trên, anh vẫn tin phương án đầu tiên sẽ được thực hiện thành công. Vì lâu nay, những lâm tặc như anh vẫn vào ra cửa rừng Phong Nha - Kẻ Bàng trót lọt bằng phương án đó. Đợt này anh nghe nói, các đầu nậu sẽ bỏ 20 tỷ đồng để bôi trơn cho vụ này.

“Mới cách đây một tháng, một đầu nậu đã đưa trót lọt một cây huê 30 tỷ đồng, mua ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, đi nhánh Tây đường Hồ Chí Minh, vượt qua Vườn quốc gia về bán lời 15 tỷ. Nghe đâu họ chỉ làm luật hết 5 tỷ mà có cả xe biển xanh đi kèm”, anh nói.
Cơ quan chức năng nói gì?

Rời thôn Bầu Sen, chúng tôi về phía trạm kiểm lâm Trộ Mơợng. Tại đây, khác với trước đó, chiếc cần barie kiểm soát xe cộ qua lại được hạ gần sát mặt đất. Một kiểm lâm viên trực ở bốt canh kiểm tra rất kỹ trước khi cho xe chúng tôi lọt qua. Phía trong sân của trạm có 2 xe ô tô chuyên dụng của Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng vừa tăng cường. Một kiểm lâm viên ở đây cho biết, lãnh đạo trạm đã cùng với lãnh đạo vườn đi kiểm tra và chỉ đạo lực lượng trong rừng. Kiểm lâm viên này cho biết, kể từ khi có tin đồn, vườn đã chỉ đạo trạm sát sao và yêu cầu tăng cường kiểm soát. Tuy nhiên, mấy ngày nay người dân họ không đi đường qua trạm mà cắt đường để vào rừng nên rất khó kiểm soát, gây khó khăn cho việc đẩy đuổi.

Ông Nguyễn Văn Huyên, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cho biết: Vườn đã chỉ đạo lực lượng kiểm lâm tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và cũng đã lên phương án ứng phó nếu tin đồn là có thật. Vườn cũng đã nhận được sự chỉ đạo sát sao từ lãnh đạo tỉnh và Chi cục Kiểm lâm tỉnh.

Lãnh đạo các xã trong vùng cho biết, đang tìm cách ngăn chặn người dân vào rừng, tránh gây áp lực cho lực lượng bảo vệ rừng. Điều mà lãnh đạo các xã hiện lo lắng nhất là nhiều hộ dân đã vay ngân hàng, thậm chí vay nóng với lãi suất cao hàng tỷ đồng để góp xâu cho đầu nậu. Theo một nguồn tin riêng của PV, gần như các điểm cho vay nặng lãi ở trong vùng đã cạn sạch tiền. Nhiều người dân phải tìm về thị trấn Ba Đồn (Quảng Trạch), Hoàn Lão (Bố Trạch) và TP Đồng Hới để vay nóng. Hiện nay, hai đầu nậu nói trên đã thu đủ số tiền họ bỏ ra trước đó từ sự đóng góp các xâu.

Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, cho biết: Ông là người trực tiếp chủ trì cuộc họp khẩn chiều 22/4 để bàn phương án và giao nhiệm vụ cho từng ngành liên quan tin đồn. Cụ thể phương án ra sao thì ông Hoài nói không tiết lộ được, nhưng khẳng định tỉnh sẽ kiên quyết xử lí rốt ráo vụ việc.


Tin nóng: Nhà cầm quyền Hưng Yên quyết sống mái với nhân dân Văn Giang – Cập nhật liên tục tại Văn Giang

Theo tin Nữ Vương Công Lý nhận được, nhà cầm quyền Tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Giang đã quyết định huy động khoảng 1900 quân gồm công an và quân đội quyết sống mái với nhân dân Văn Giang nhằm cướp nốt số đất còn lại của họ cho dự án Ecopark.
Tình hình hết sức nóng bỏng và khẩn trương, theo nguồn tin nhận được, việc “cưỡng chế” nhằm cướp đất của dân sẽ diễn ra vào sáng mai.
Dự án Ecopark là dự án của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) được mệnh danh là khu đô thị sinh thái lớn nhất Miền Bắc với diện tích 500ha. Nhưng để thực hiện dự án này, nhà đầu tư và nhà cầm quyền đã toa rập cướp đất của nhân dân ở đây.
Giá cả một sào đất được đền bù cho nông dân ở đây là 48 triệu đồng/360m2, trong khi giá mặt bằng được rao bán ở đây là 60 triệu đồng /m2.
Những người dân Văn Giang ở ba xã Cửu Cao, Phụng Công và Xuân Quan đã kiên quyết phản đối việc cướp đất của họ. Nhiều cuộc va chạm đã xảy ra giữa nông dân và nhà cầm quyền tại đây. Thậm chí đã có những cuộc đi bộ của bà con lên Hà Nội khiếu nại và đã bị đàn áp tơi bời. Sau đó, nhà cầm quyền đã cướp đi của họ một số lớn ruộng đất. Phần nhỏ còn lại hiện đang nằm trong âm mưu chiếm đoạt nốt.
Hiện nay nhà cầm quyền đang tập trung mọi nhân tài vật lực quyết sống mái với bà con Văn Giang, Hưng Yên nhằm cướp nốt số ruộng đất này.
Theo các thông tin nhận được, lần ra quân cướp đoạt này, Tỉnh Hưng Yên quyết tâm làm mẻ lớn và bất chấp lẽ phải, tình người và luật pháp.
Sáng nay, UBND tỉnh Hưng Yên đã tổ chức họp báo. Tỉnh thông báo sẽ huy động mọi nguồn lực và sức mạnh trong đêm nay và rạng sáng mai để cưỡng chế bằng được khu vực ba xã Cửu Cao, Phụng Công và Xuân Quan thuộc huyện Văn Giang cho dự án Ecopark. Lực lượng gồm công an viên của tất cả các xã trong huyện – trừ 3 xã bị cưỡng chế. Bộ CA đưa toàn bộ Học viên của 2 trường Cảnh sát. Tất cả mặc cảnh phục để không nhầm lẫn trong cưỡng chế. Sẽ đào một con hào ngăn cách giữa khu dân cư và đất dự án. Muộn nhất là sẽ tiến hành vào sáng mai.
Sau cuộc họp báo, toàn bộ nhà báo bỏ về … không nhận lời mời cơm trưa của UBND tỉnh Hưng Yên.
Họp báo chiều nay
Sáng qua, 22/4 có 27 xe các loại được điều tới gần khu vực hiện trường. Vào lúc 12h15 đêm qua, có thêm hai xe xúc đi từ phía Bát Tràng xuống Văn Giang.
Theo các nguồn tin, đêm nay xe ủi sẽ vào sát khu vực cưỡng chế. Mờ sáng mai, việc cưỡng chế khởi sự và cao trào vào khoảng 08h00, với sự tham gia của cả công an và bộ đội.
Sáng nay, bà con nông dân đã bắt đầu dựng lều bạt trên khu vực cưỡng chế. Và cũng trong sáng nay công an đưa chó nghiệp vụ vào khu vực này, có lẽ là để kiểm tra xem có thuốc nổ không?
Buổi chiều đã có 8 xe máy xúc loại nhỏ, chưa có xe máy ủi tiến đến khu vực cưỡng chế, có khả năng đêm nay xe ủi mới về.
Nữ Vương Công Lý sẽ cập nhật tin tức về cuộc cưỡng chế cướp đất này.
Hình ảnh từ Văn Giang:
Chiều 23/4/2012 tại cánh đồng Xuân Quan
Tối nay, bà con Văn Giang đã chuẩn bị tinh thần cho buổi cưỡng chế, mọi ngõ xóm, đường làng tấp nập người. Nông dân xã Xuân Quan đã đổ ra đồng và những đống lửa được đốt lên. Tất cả người già, trẻ em đều tập nập đổ ra đồng. Hình ảnh lúc 22h đêm tại Xuân Quan:
Bà con nông dân cho biết, họ sẽ thay nhau canh giữ cánh đồng và đất đai, hoa màu của họ suốt đêm nay, sẵn sàng bảo vệ đất bằng bất cứ giá nào. Chiều nay, bà con các xã lân cận như Phụng Công và Cửu Cao đã đến tiếp sức cho bà con Xuân Quan đang gặp hoạn nạn.
Chiều nay, lực lượng cảnh sát cơ động được huy động xuống nhưng với số lượng đông đảo bà con đang tập trung nên chưa thể động thủ.
Việc cướp chiếm đất của bà con Xuân Quan đêm nay và sáng mai chắc chắn sẽ có nhiều kịch tính, Nữ Vương Công Lý sẽ cập nhật thông tin tại đây liên tục.
23h: Tình hình tại Xuân Quan hết sức căng thẳng và khẩn trương, mọi góc xóm, cánh đồng và lối đi lại, bà con vẫn tấp nập đi lại, trực chiến, mọi người, khí thế hừng hực với những vật dụng nhà nông thô sơ nhưng kiên quyết bảo vệ đất đai tài sản của mình.Tìnhr trạng tại Xuân Quan đêm nay, không khác thời chiến tranh khốc liệt nhất.
23h44: Những người dân giữ đất với tinh thần quyết tử và ngọn lửa căm thù sôi sục lòng dân vẫn cháy suốt đêm ở Xuân Quan:
Thông tin cho biết, có thể việc cưỡng chế sẽ diễn ra sớm trong vòng ít giờ tới đây.
Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa
1h40 ngày 24/4: Bà con Xuân Quan vẫn ở ngoài đồng, một số về nhà tạm nghỉ ngơi, nhưng bất cứ lúc nào có biến, sẽ dùng kẻng báo động như thời chiến tranh.
Phía bên kia, những người dân mất đất cùng cảnh ngộ của Xuân Quan như Phụng Công, Cửu Cao vẫn tiếp tục bám trụ và hiệp thông với những đồng bào bên Xuân Quan đang trong cơn nóng lửa sẵn sàng đối đầu với bạo lực.
4h20: Tình hình Xuân Quan vẫn yên tĩnh, chưa có biến động lớn. Không khí ở đây căng thẳng và ngột ngạt như trước trận bão lớn, điều đau nhất là ở đây thay vì Thiên tai lại là Nhân tai giáng xuống đầu nông dân, tầng lớp đã từng trong “liên minh công nông” lập nên chế độ này.
4h 40: Xã Xuân Quan đã bị cắt điện. Có thể đây là tín hiệu bắt đầu cho cuộc chiến cướp đất của nông dân Xuân Quan.
5h10: Công an, côn đồ vây kín mọi ngả đường vào ra Xuân Quan, loa truyền thanh đọc lệnh cưỡng chế đất của dân.
Đoàn máy xúc, ủi đang chạy trên đê đường 195 hướng về bờ kênh Bắc Hưng Hải để tiến vào khu vực cưỡng chế. Bà con cho biết ngay tại đầu dốc xuống xóm 1 Xuân Quan có nhiều công an, đầu gấu gác ở trên đê 195 rẽ vào xóm 1.
Bọn côn đồ đã được rải ra khắp các ngả đường, đây có thể là một “trận đánh đẹp” của nhà cầm quyền Hưng Yên bằng chiến lược dùng công an, bộ đội hiệp đồng tác chiến với côn đồ nhằm thẳng nhân dân mà tấn công?
5h35: Loa phát thanh yêu cầu người không có phận sự không vào khu vực làm việc. Bà Lê Hiền Đức đã cùng với bà con nông dân đi ra hiện trường.
5h38: Công an đã đánh người dân tại xã Phụng Công. Bạo lực đã bắt đầu ra tay với nông dân.
Lực lượng công an đã mở một mũi tấn công phía người dân xã Phụng Công, bà con xã Phụng Công đã cản phá mũi này và lùi dần tập trung về phía Xuân Quan.
Những người dân không tấc sắt trong tay đang đối diện với bạo lực và vũ khí cộng sản, những đội quân này được nuôi và trang bị vũ khí từ chính những đồng tiền xương máu của nông dân để quay lại trấn áp họ.
5h43: Lửa đã nổi lên trên cánh đồng xóm 3 xã Xuân Quan. Trong khi đó, hệ thống loa truyền thanh đang ra rả gào thét để khủng bố nhân dân. Điện vẫn bị cắt, riêng loa truyền thanh vẫn có điện đầy đủ và gào thét.
Những người vững vàng đã bị công an chốt chặn ngay tại cửa.
Tiếng người dân kêu thét nổi lên khắp nơi trên cánh đồng Xuân Quan.
Trong thôn xóm, công an và an ninh mặc thường phục rải đầy khắp nơi, đặc biệt là nhóm xã hội đen được đưa đến rất nhiều và ra tay với nhân dân.
Tiếng người dân thét lên vang vọng khắp trên cánh đồng Xuân Quang: Ối giời ơi, có nhà nước nào như nhà nước  Việt Nam này không? Có đảng nào như đảng cộng sản này không?
Bà con nông dân Xuân Quan đã bị lực lượng an ninh, công an, đầu gấu xã hội đen cô lập.
Công an kết hợp xã hội đen khủng bố nông dân Xuân Quan
Đã nghe tiếng súng nổ liên tục trên hiện trường, hiện chưa rõ người dân có bị thương vong hay không? Tiếng súng liên tục nổ trên cánh đồng phía xã Phụng  Công.
Bà  Lê Hiền Đức đã bị ngăn cản và đuổi ra khỏi khu vực.
Nông dân tiếp tục đổ về yểm trợ nhau.
Các ngả đường ra cánh đồng đã được chất củi kín, sẵn sàng phóng hỏa.
Theo bà con ở hiện trường cho biết: một số bà con nông dân đã bị bắt lên xe. Đã có 10 người bị bắt, khóa tay xịt hơi cay vào mặt đe dọa và thả ra. Một số người bị ngất xỉu.
6h38: Đã thấy nhiều xe ôtô to chở công an trên đê 195 tiến vào khu vực xóm Phụng Công.
Lính cơ động mặc áo giáp bắn súng, có bà con bị thương vào cánh tay.
Lửa cháy lớn ở chiến lũy!
Lương thực, bánh mỳ của dân đã bị công an ném xuống ao.
Hình ảnh trực tiếp từ hiện trường:
5h sáng cảnh sát đã tiến vào cánh đồng Phụng Công, Xuân Quan. Bà con Phung Công đã đốt lửa chặn đường.
Lực lượng cảnh sát có trang bị  lá chắn, dùi cui, súng ak. Lựu đạn hơi cay ném vào bà con dồn dập, khói kín cả cánh đồng, lưả cháy loang như chiến tranh, rồi cảnh sát dàn hàng ngang như đội ngũ quân Lã Mã đợt này tiến lên, rồi đến đợt sau xông vào bà con dùng dùi cui vụt. Một số người bị đánh ngã quỵ đã bị bắt đi.Họ tóm tay chân thô bạo lôi những người bị bắt lên xe.
Hiện nay cảnh sát đang tụ lại đợi tiếp tế thêm lựu đạn cay vì đã dùng hết. Khoảng 500 cảnh sát lá chắn dùi cui đang tụ tròn trên cánh đồng để chuẩn bị cho đợt đàn áp tiếp theo. Một lực lượng cảnh sát khác đã khóa đường về của bà con, hiện nay một số vài trăm bà con bị cô lập giữa cánh đồng. Những người dân nào đi qua chốt chặn đều bị cảnh sát dùng dùi cui chọc vào bánh xe hoặc dọa đánh.
Nhiều tiếng khóc của bà con, phụ nữ, trẻ em vang khắp cánh đồng rất ai oán.
7h12: Bà con nông dân Phụng Công đã đến yểm trợ và cùng nhập vào đoàn dân Xuân Quan.
7h19: Thêm mấy loạt súng AK vang lên, chưa rõ thương vong.
Hình ảnh trực tiếp từ chiến trường:
Lực lượng “công an nhân dân” đang cướp đất của dân cho bọn tư bản đỏ
Người dân đối mặt với cảnh sát
7h55: Tin mới: Đoàn nông dân  Dương  Nội và Bắc Ninh đã kéo đến để hiệp thông với nông dân Xuân Quan và  Phụng  Công, Cửu Cao. Đây là bước tiến mới của người nông dân trước sự đàn áp dã man và cướp đoạt tàn bạo của nhà cầm quền CSVN đối với nông dân khắp nơi.
Lực lượng công an vũ trang tập trung quá đông, số quân kể cả bọn côn đồ có thể đến 3.000 người. Chúng đã dùng hơi cay, dùi cui và nhiều loại vũ khí khác nhau chia cắt đội hình nhân dân, chặn đứng tất cả mọi ngả đường vào cánh đồng. Máy ủi đã vào san đất lấp ruộng của dân.
8h11: Đoàn xe của chủ tịch Hà đang từ khu đã xây của Ecopark đang nghênh ngang tiến về khu vực mới cánh đồng Xuân Quan. An ninh thành phố đang liên tục gọi điện ép cụ Lê Hiền Đức về HN
Việc bà con Dương Nội và Bắc Ninh đến được với bà con Xuân Quan và Phụng  Công, Cửu  Cao là một sự cố gắng vượt bậc với quá nhiều khó khăn, vượt qua sự ngăn chặn của nhieu vòng vây của công an. Một biểu hiện của tình đoàn kết, tương thân tương ái với nhau của những người cùng bị áp bức.
8h20: Đã có thêm một đoàn nông dân Bắc Ninh kéo đên Xuân Quan để hiệp thông. Mặt trận Xuân Quan vẫn giữ vững.
Xe bắc loa tuyên truyền chạy khắp làng
Chiếc xe của Chủ tịch Ecopark đã chạy về UBND huyện Văn Giang
8h 47: Máy ủi đã vào ủi đất tại khu xóm 11 xã Xuân Quan.
Hiện có thông tin là khoảng 7-10 người bị bắt trong đó đã xác minh được những người sau:
- Anh Hùng – Uyên thôn Đại xã Phụng Công.
- Chị Tảo Thơm thôn  Đào xã Phụng Công.
- Chị Sửu thôn  Đào xã Phụng Công.
9h12: Cảnh sát cơ động đã tiến sát làng Xuân Quan lập hàng rào cho máy xúc và máy ủi đào mương, lấp ruộng. Bà con nông dân đã tấn công bằng đá, gạch và đám cảnh sát lấy khiên che chắn.
9h30: Có nhiều tiếng nổ lớn, chưa rõ mìn hay súng, chưa rõ thương vong.
9h 37: Lực lượng CA ném đạn hơi cay mù mịt xung quanh nhà dân. Công an ném hơi cay và đánh người dân hết sức dã man.
Người dân tay không khó có thể chống chọi với súng đạn và bạo lực.
10h05: Bà Lê Hiền Đức vẫn còn ở cánh đồng cùng bà con. Lúc 9h30, khi lực lượng cưỡng chế bắn đạn hơi cay, bà con đã mắng các em an ninh trẻ: Chúng mày ngu quá! Chúng mày đem súng ống bắn vào dân, cướp đất của cha mẹ chúng mày cho bọn quan chức tham nhũng. Nhiều anh em an ninh trẻ đã khóc.
Các loại công an, cảnh sát chặn mọi lối vào Xuân Quan
Tại Xuân Quan, hai người bị trúng đạn hơi cay gây thương tích, một người bị thương ở chân chảy máu.
11h15: Công an Tỉnh và an ninh đã chia nhau tiền công hôm nay và rút đi ăn nhậu. Đám thanh niên cầm lá chắn mặc áo cảnh sát cơ động và bọn công an, học sinh trường an ninh vẫn đứng giữa nắng làm tuyến phòng thủ cho máy móc san ủi đào bới phá ruộng của dân.
Cụ bà Lê Hiền Đức vẫn còn ở ngoài hiện trường với bà con nông dân.
Đã có điện trở lại khu vức Xuân Quan, nhà cầm quyền có thể đã coi việc cưỡng chế thắng lợi(!).
Hình ảnh một số cảnh sát các loại bố trí xung quanh trong trạng thái chán nản, mệt mỏi:
Video cảnh cướp đất sáng nay:
12h20: Trên một mặt trận khác, sáng nay tại Vườn hoa Mai Xuân Thưởng, bà con Dương Nội khoảng 30 người tiếp tục mang áo đỏ ra diễu hành trước dinh Thủ tướng, đây là sự phối hợp chia lửa với bà con Văn Giang:
Phe áo đỏ biểu tình trước Dinh thủ tướng ở Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng sáng 24/4/2012
Cập nhật tiếp Video sáng nay ở Xuân Quan:
12h43: Lượng lượng công an, côn đồ và bộ phận máy móc thay nhau ăn nghỉ tại hiện trường.
Tường thuật trực tiếp từ Văn Giang đến đây chấm dứt.
Nữ Vương Công Lý sẽ công bố những hình ảnh độc nhất từ vụ cưỡng chết phi luật pháp và đạo đức, lương tâm của nhà cầm quyền Hưng Yên đối với nhân dân Văn Giang, Hưng Yên trong bài tới.
Xin cảm ơn quý độc giả đã nhiệt tình theo dõi và ủng hộ tinh thần cho Nữ Vương Công Lý cũng như bà con nông dân Văn Giang.
Nữ Vương Công Lý