Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

Giáo xứ Vĩnh Phước hạt Hòa Ninh dâng hoa kính Mẹ kết thúc tháng Mân Côi


Giáo xứ Vĩnh Phước vui mừng tổ chức đêm dâng hoa kính Mẹ kết thúc tháng Mân Côi! 
Thứ 3 sau Chúa Nhật 30 TN, ngày 28 tháng 10, lễ hai Thánh Simon và Giuda Tông Đồ, mở đầu thánh lễ cha quản xứ Phanxicô Nguyễn Tiến Dũng đã nêu cao vai trò của hai Thánh Tông Đồ Simon và Giuda và ngài kêu gọi cộng đoàn luôn noi gương hai thánh Tông Đồ để loan báo Tin Mừng cho những người chung quanh và cho thế giới hôm nay. Sau thánh lễ cha Phanxicô đã làm phép tràng hạt Mân Côi một cách trọng thể cho cộng đoàn, và ngài nói tràng hạt Mân Côi là chìa khóa dẫn chúng ta vào chốn Thiên Đàng vĩnh cữu đời sau, nên chúng ta luôn ý thức rằng có Mẹ luôn ở đây với chúng ta vui buồn sướng khổ chúng ta phải đón nhận trong đời sống hằng ngày, và ngài kêu gọi từng người hãy luôn gìn giữ tràng hạt một cách cung kính nhất, sau lời chia sẽ với cộng đoàn các hội đoàn bắt đầu dâng hoa kính Mẹ Mân Côi, một buổi tối dâng hoa kính Mẹ trang trọng và sốt sắng, bà con giáo dân tham dự đông đúc hiệp thông trong những ngọn nến trên tay, dâng lên Mẹ những vui buồn sướng khổ........
Ban truyền Thông  giáo xứ Hòa Ninh
Pet Minh Tiến

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Thánh lễ cầu nguyện cho công lý và hòa bình trên toàn thế giới, tại giáo hạt Hòa Ninh 20/10/2014


Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Công Lý Hòa Bình Giáo Phận và HĐGM Việt Nam, sáng ngày 20 tháng 10 năm 2014 tại sở hạt Hòa Ninh đã lọng trong khai mạc thánh lễ và chầu Thánh Thể cầu nguyện cho công lý hòa bình trên toàn thế giới. Mở đầu thánh lễ cha chủ tế Antôn Hoàng Minh Tâm quản hạt, quản xứ Hòa Ninh đã kêu gọi cộng đoàn trong toàn giáo hạt ăn chay cầu nguyện hy sinh hảm mình siêng năng tham dự thánh lễ mỗi ngày, chầu thánh thể để cầu nguyện cho công lý hòa bình luôn hiện diện trên toàn thế giới cách riêng đất nước Việt Nam chúng ta, và Ngài kêu gọi cộng đoàn luôn hiệp nhất yêu thương, đoàn kết để xây dựng Giáo Hội, Xã Hội ngày càng phồn vinh thịnh vương nhân dân được an cư lập nghiệp. Ngoài cha chủ tế còn có quý cha trong giáo hạt Hòa Ninh và bà con giáo dân đến từ 8 giáo xứ trong giáo hạt, ước tính khoảng 3000 người, chia sẻ trong thánh lễ cha Phaolo Maria Hoàng Anh Ngợi quản xứ Cồn Sẻ, đã nêu cao vai trò của người Ki-tô hữu là phải luôn cầu nguyện cho công lý hòa bình, cho thế giới cho đất nước chúng ta, cho các nhà lãnh đạo trên thế giới biết nhận ra rằng chỉ có đối thoại mới đi đến hòa bình đích thực, nhân dân mới hưởng được tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo và quyền con người.
Truyền thông giáo xứ Hòa Ninh
                                                                                                                                   Pet Minh Tiến
                                                      << bấm vào đây xem hình>>

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014



Đức Giáo Hoàng Francis sẽ đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Vatican vào ngày 18/10 này và đây là lần thứ năm người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo trực tiếp gặp các lãnh đạo Việt Nam trong vòng bảy năm qua.
Tuy vậy, dù có đến bốn cuộc gặp cấp cao giữa hai bên, đến giờ Vatican và Việt Nam vẫn chưa thiết lập bang giao. Điều đó chứng tỏ rằng tuy quan hệ song phương đã được cải thiện nhiều, Tòa Thánh và chính quyền Việt Nam vẫn còn có không ít những bất đồng.
Một câu hỏi quan trọng mà giới quan sát và đặc biệt người Công Giáo Việt Nam đặt ra đó là liệu cuộc gặp này có thể giúp tháo bỏ những khúc mắc, cản trở quan trọng mở đường cho Vatican và Việt Nam bình thường hóa quan hệ trong nay mai.
Tiến đều mà chưa 'bình thường'
Năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đến Vatican và hội kiến Đức Giáo Hoàng Benedict XVI. Vào năm 2009 và 2013, Đức Giáo Hoàng Benedict đã tiếp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong khi nhiều cá nhân, tổ chức – trong đó những người, tổ chức nước ngoài – được quyền mở các trường tư nhân, Giáo Hội vẫn chưa được phép mở các trường học.
Vào đầu năm nay, Đức Giáo Hoàng Francis đã có cuộc gặp riêng với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Như vậy, bốn vị lãnh đạo cao nhất – hay còn được biết đến như là ‘tứ trụ triều đình’: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội – của Việt Nam đã đến Vatican và được Đức Giáo Hoàng Benedict và sau đó Đức Giáo Hoàng Francis tiếp đón.
Sau mỗi cuộc gặp như vậy, có không ý kiến cho rằng Vatican và Việt Nam sẽ sớm bình thường hóa quan hệ. Với người Công Giáo Việt Nam, cứ mỗi lần lãnh đạo Việt Nam đến Tòa Thánh, họ còn mong một ngày sớm nhất Đức Giáo Hoàng sẽ được đặt chân đến Việt Nam.
Nhưng tất cả đến giờ vẫn chỉ là dự kiến, mong ước vì xem ra giới lãnh đạo Việt Nam thích đến Vatican, muốn được hội kiến với Đức Giáo Hoàng nhưng họ lại chưa sẵn sàng mời Ngài sang thăm Việt Nam hay bình thường hóa quan hệ với Tòa Thánh.
Trong một lần trả lời phỏng vấn hãng Thông tấn Công Giáo UCA vào tháng 7/2009, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn – Tổng Giám mục Sài Gòn lúc đó – cho hay: ‘Tòa Thánh đã sẵn sàng để thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ lâu. Những vấn đề then chốt hiện nay nằm ở chính quyền Việt Nam’.
Có thể nói có nhiều nguyên nhân đằng sau sự chần chừ của chính quyền Việt Nam. Một trong những lý do đó – nếu không muốn nói là nguyên nhân chính yếu – là giới lãnh đạo Việt Nam vẫn còn nghi ngại các tôn giáo và Giáo Hội Công Giáo nói riêng.
Phần vì vấn đề lịch sử, phần vì khác biệt về tư tưởng, đường hướng, cũng như các chế độ cộng sản khác, chính quyền Việt Nam thường không có thiện cảm với các tôn giáo và người Công Giáo.
Cụ thể, đến giờ dù quyền tự do tín ngưỡng được tôn trọng hơn trước, Giáo Hội vẫn chưa có chỗ đứng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt giáo dục, y tế, từ thiện, nhân đạo – những lĩnh vực mà Giáo Hội được mời gọi dấn thân và cũng là thế mạnh của Giáo Hội.
Một cách nào đó, Giáo Hội vẫn bị nghi kỵ và vì vậy bị bất công đối xử. Chẳng hạn, trong khi nhiều cá nhân, tổ chức – trong đó những người, tổ chức nước ngoài – được quyền mở các trường tư nhân, Giáo Hội vẫn chưa được phép mở các trường học. Chỉ có các Dòng nữ được quyền mở các trường mầm non.
Những nghi kỵ hay bất công đối xử ấy cũng là nguyên nhân dẫn dẫn đến những căng thẳng, xung đột giữa chính quyền và người Công Giáo tại một số nơi trong mấy năm vừa qua.
Ngoài những bất đồng, nghi ngại ấy, có một yếu tố khác ít nhiều làm chính quyền Việt Nam không mặn mà thiết lập bang giao với Vatican. Đó là khác với những quốc gia khác, Vatican chỉ là một ‘quốc gia’ nhỏ bé, không có thương mại, quân sự.
Các quốc gia trên thế giới bang giao với Vatican chỉ vì uy tín, tác động, ảnh hưởng về mặt tinh thần của Giáo Hội, hay vì những quốc gia đó cùng coi trọng và muốn cộng tác với Tòa Thánh trong các vấn đề lớn của thế giới như cổ võ hòa bình, đối thoại, nhân quyền, nhân phẩm, tự do tôn giáo.
Vì những điều đó, với tư cách cá nhân, mỗi lần sang châu Âu, tới Ý, các lãnh đạo Việt Nam có thể muốn được diện kiến Đức Giáo Hoàng. Nhưng có thể đối với Nhà nước Việt Nam, những điều đó không –hay chưa – thực sự quan trọng.
Đâu đó cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam chỉ thiết lập bang giao với Vatican sau khi Trung Quốc có quan hệ gần gũi hay bình thường hóa quan hệ với Tòa Thánh.

(ĐGH Phanxicô tiếp Chủ tịch Quốc hội VN Nguyễn Sinh Hùng - 22/03/2014)
Sẽ hiểu nhau nhiều hơn?
Nhưng giờ mọi chuyện có vẻ thuận lợi hơn để Việt Nam thiết lập bang giao với Tòa Thánh.
Khác với hai hoặc ba năm trước, những nghi kỵ, bất đồng ấy giữa Vatican và Việt Nam phần nào được giải tỏa, gạt bỏ. Hai bên đã hiểu nhau nhiều hơn và quan hệ song phương cũng được cải thiện một phần vì Tòa Thánh và chính quyền Việt Nam đã có những cuộc trao đổi được coi là ‘thẳng thắn, chân thành và tôn trọng lẫn nhau’ trong mấy năm vùa qua.
Kể từ khi được thiệt lập vào năm 2009, Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican đã có đến năm cuộc gặp ở Hà Nội và Vatican. Sau lần gặp mới nhất vào ngày 10 và 11/09/2014 tại Hà Nội, Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố bản thông cáo chung, trong đó nhắc lại rằng Vatican vẫn nỗ lực để tiến tới thiết lập bang giao với Việt Nam.
Một bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa hai bên là vào tháng 03/2011, Ðức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli được bổ nhiệm làm Ðại diện Tòa Thánh không thường trú đầu tiên tại Việt Nam. Và từ đó đến giờ, ngài đã được phép đi thăm nhiều giáo phận, giáo xứ, dòng tu ở Việt Nam.
Trong thời gian đầu, vị Đại diện của Tòa thánh có gặp những khó khăn, cản trở. Nhưng trong bản thông cáo chung sau cuộc gặp gỡ tại Hà Nội vừa qua, Tòa Thánh ghi nhận rằng chính quyền Việt Nam ‘đã tạo điều kiện dễ dàng’ cho công việc mục vụ của ngài.
Chính sự có mặt đó của người Đại diện Tòa Thánh cũng đã góp phần giúp hai bên hiểu nhau, thân thiện hơn.
Ðức Giáo Hoàng Francis đã nói rằng giới lãnh đạo các quốc gia châu Á – trong đó có Trung Quốc và Việt Nam – không nên sợ Tòa Thánh Vatican.
Một yếu tố quan trọng có thể giúp Vatican và Việt Nam thiết lập bang giao đó là Đức Giáo Hoàng Francis rất quan tâm đến châu Á và Việt Nam nói riêng. Trong thông cáo chung nói trên, Tòa Thánh cũng cho biết là Ngài ‘quan tâm theo dõi’ những tiến triển gần đây trong quan hệ giữa Vatican và Việt Nam.
Trước đó, vào tháng Tám, khi thăm Hàn Quốc, Ðức Giáo Hoàng Francis đã nói rằng giới lãnh đạo các quốc gia châu Á – trong đó có Trung Quốc và Việt Nam – không nên sợ Tòa Thánh Vatican và Ngài cũng đề cập đến việc Tòa Thánh muốn ‘đối thoại trong tình huynh đệ’ với hai quốc gia cộng sản này.
Lời trấn an và ý nguyện đó của Đức Giáo Hoàng rất có ý nghĩa vì chính quyền Việt Nam thường rất sợ các quốc gia khác can thiệp vào chuyện nội bộ của mình.
Việt Nam cũng có những thay đổi về đối ngoại trong thời gian đây, đặc biệt kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Xem ra Hà Nội đang muốn có quan hệ gần gũi hơn với các nước phương Tây. Tuy không phải là đối tác kinh tế, chiến lược, Tòa Thánh có ảnh hưởng rất lớn trên nhiều vấn đề quốc tế. Một mối quan hệ tốt, thân thiện với Vatican chỉ có lợi cho Việt Nam.
Hơn nữa, vì những căng thẳng với Bắc Kinh gần đây, có thể Việt Nam không còn lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc và sẵn sàng thiết lập bang giao với Tòa Thánh dù điều đó có làm Bắc Kinh phật lòng.
Vì những lý do trên, rất có thể quan hệ Việt Nam và Vatican sẽ trở nên gần gũi, phát triển hơn sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đức Giáo Hoàng Francis ngày mai.
Một kết quả cụ thể có thể là chính quyền Việt Nam sẽ đồng ý cho Tòa Thánh bổ nhiệm người Đại diện thường trú tại Việt Nam trong nay mai.

Quan hệ Hà Nội-Vatican
1959: Bắc VN trục xuất Khâm sứ, John Dooley khỏi Hà Nội
1975: quan hệ Vatican – Việt Nam cắt đứt
1994-2004: 10 phái đoàn Vatican sang Việt Nam
2002: Vatican tiếp Phó Thủ tướng Vũ Khoan
2004: Thứ trưởng Ngoại giao Pietro Parolin thăm Hà Nội
2007: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Giáo hoàng Benedict XVI
2009: Lập nhóm công tác nhằm bình thường hóa quan hệ 2008: Vatican có thể bổ nhiệm bảy giám mục mới ở VN
2008-2009: Vụ Tòa Khâm sứ Hà Nội, TGM Ngô Quang Kiệt ra đi
2009: Vatican tiếp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
2011: TGM Leopoldo Girelli làm đặc sứ Vatican tại Việt Nam
2012: Vatican và Giáo hoàng Benedict đón Tổng bí thư Đảng, Nguyễn Phú Trọng
03/2014: Giáo hoàng Francis đón Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng
09/2013: Vatican bổ nhiệm tân TGM Sài Gòn Phaulô Bùi Văn Đọc
10/2014: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại thăm Vatican, gặp tân Giáo hoàng.


Tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc

Việt Nam - Vatican dần tới 'bình thường hóa' ?



Đức Giáo Hoàng Francis sẽ đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Vatican vào ngày 18/10 này và đây là lần thứ năm người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo trực tiếp gặp các lãnh đạo Việt Nam trong vòng bảy năm qua.
Tuy vậy, dù có đến bốn cuộc gặp cấp cao giữa hai bên, đến giờ Vatican và Việt Nam vẫn chưa thiết lập bang giao. Điều đó chứng tỏ rằng tuy quan hệ song phương đã được cải thiện nhiều, Tòa Thánh và chính quyền Việt Nam vẫn còn có không ít những bất đồng.
Một câu hỏi quan trọng mà giới quan sát và đặc biệt người Công Giáo Việt Nam đặt ra đó là liệu cuộc gặp này có thể giúp tháo bỏ những khúc mắc, cản trở quan trọng mở đường cho Vatican và Việt Nam bình thường hóa quan hệ trong nay mai.
Tiến đều mà chưa 'bình thường'
Năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đến Vatican và hội kiến Đức Giáo Hoàng Benedict XVI. Vào năm 2009 và 2013, Đức Giáo Hoàng Benedict đã tiếp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong khi nhiều cá nhân, tổ chức – trong đó những người, tổ chức nước ngoài – được quyền mở các trường tư nhân, Giáo Hội vẫn chưa được phép mở các trường học.
Vào đầu năm nay, Đức Giáo Hoàng Francis đã có cuộc gặp riêng với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Như vậy, bốn vị lãnh đạo cao nhất – hay còn được biết đến như là ‘tứ trụ triều đình’: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội – của Việt Nam đã đến Vatican và được Đức Giáo Hoàng Benedict và sau đó Đức Giáo Hoàng Francis tiếp đón.
Sau mỗi cuộc gặp như vậy, có không ý kiến cho rằng Vatican và Việt Nam sẽ sớm bình thường hóa quan hệ. Với người Công Giáo Việt Nam, cứ mỗi lần lãnh đạo Việt Nam đến Tòa Thánh, họ còn mong một ngày sớm nhất Đức Giáo Hoàng sẽ được đặt chân đến Việt Nam.
Nhưng tất cả đến giờ vẫn chỉ là dự kiến, mong ước vì xem ra giới lãnh đạo Việt Nam thích đến Vatican, muốn được hội kiến với Đức Giáo Hoàng nhưng họ lại chưa sẵn sàng mời Ngài sang thăm Việt Nam hay bình thường hóa quan hệ với Tòa Thánh.
Trong một lần trả lời phỏng vấn hãng Thông tấn Công Giáo UCA vào tháng 7/2009, Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn – Tổng Giám mục Sài Gòn lúc đó – cho hay: ‘Tòa Thánh đã sẵn sàng để thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ lâu. Những vấn đề then chốt hiện nay nằm ở chính quyền Việt Nam’.
Có thể nói có nhiều nguyên nhân đằng sau sự chần chừ của chính quyền Việt Nam. Một trong những lý do đó – nếu không muốn nói là nguyên nhân chính yếu – là giới lãnh đạo Việt Nam vẫn còn nghi ngại các tôn giáo và Giáo Hội Công Giáo nói riêng.
Phần vì vấn đề lịch sử, phần vì khác biệt về tư tưởng, đường hướng, cũng như các chế độ cộng sản khác, chính quyền Việt Nam thường không có thiện cảm với các tôn giáo và người Công Giáo.
Cụ thể, đến giờ dù quyền tự do tín ngưỡng được tôn trọng hơn trước, Giáo Hội vẫn chưa có chỗ đứng trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt giáo dục, y tế, từ thiện, nhân đạo – những lĩnh vực mà Giáo Hội được mời gọi dấn thân và cũng là thế mạnh của Giáo Hội.
Một cách nào đó, Giáo Hội vẫn bị nghi kỵ và vì vậy bị bất công đối xử. Chẳng hạn, trong khi nhiều cá nhân, tổ chức – trong đó những người, tổ chức nước ngoài – được quyền mở các trường tư nhân, Giáo Hội vẫn chưa được phép mở các trường học. Chỉ có các Dòng nữ được quyền mở các trường mầm non.
Những nghi kỵ hay bất công đối xử ấy cũng là nguyên nhân dẫn dẫn đến những căng thẳng, xung đột giữa chính quyền và người Công Giáo tại một số nơi trong mấy năm vừa qua.
Ngoài những bất đồng, nghi ngại ấy, có một yếu tố khác ít nhiều làm chính quyền Việt Nam không mặn mà thiết lập bang giao với Vatican. Đó là khác với những quốc gia khác, Vatican chỉ là một ‘quốc gia’ nhỏ bé, không có thương mại, quân sự.
Các quốc gia trên thế giới bang giao với Vatican chỉ vì uy tín, tác động, ảnh hưởng về mặt tinh thần của Giáo Hội, hay vì những quốc gia đó cùng coi trọng và muốn cộng tác với Tòa Thánh trong các vấn đề lớn của thế giới như cổ võ hòa bình, đối thoại, nhân quyền, nhân phẩm, tự do tôn giáo.
Vì những điều đó, với tư cách cá nhân, mỗi lần sang châu Âu, tới Ý, các lãnh đạo Việt Nam có thể muốn được diện kiến Đức Giáo Hoàng. Nhưng có thể đối với Nhà nước Việt Nam, những điều đó không –hay chưa – thực sự quan trọng.
Đâu đó cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam chỉ thiết lập bang giao với Vatican sau khi Trung Quốc có quan hệ gần gũi hay bình thường hóa quan hệ với Tòa Thánh.

(ĐGH Phanxicô tiếp Chủ tịch Quốc hội VN Nguyễn Sinh Hùng - 22/03/2014)
Sẽ hiểu nhau nhiều hơn?
Nhưng giờ mọi chuyện có vẻ thuận lợi hơn để Việt Nam thiết lập bang giao với Tòa Thánh.
Khác với hai hoặc ba năm trước, những nghi kỵ, bất đồng ấy giữa Vatican và Việt Nam phần nào được giải tỏa, gạt bỏ. Hai bên đã hiểu nhau nhiều hơn và quan hệ song phương cũng được cải thiện một phần vì Tòa Thánh và chính quyền Việt Nam đã có những cuộc trao đổi được coi là ‘thẳng thắn, chân thành và tôn trọng lẫn nhau’ trong mấy năm vùa qua.
Kể từ khi được thiệt lập vào năm 2009, Nhóm công tác hỗn hợp Việt Nam-Vatican đã có đến năm cuộc gặp ở Hà Nội và Vatican. Sau lần gặp mới nhất vào ngày 10 và 11/09/2014 tại Hà Nội, Phòng báo chí Tòa Thánh đã công bố bản thông cáo chung, trong đó nhắc lại rằng Vatican vẫn nỗ lực để tiến tới thiết lập bang giao với Việt Nam.
Một bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa hai bên là vào tháng 03/2011, Ðức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli được bổ nhiệm làm Ðại diện Tòa Thánh không thường trú đầu tiên tại Việt Nam. Và từ đó đến giờ, ngài đã được phép đi thăm nhiều giáo phận, giáo xứ, dòng tu ở Việt Nam.
Trong thời gian đầu, vị Đại diện của Tòa thánh có gặp những khó khăn, cản trở. Nhưng trong bản thông cáo chung sau cuộc gặp gỡ tại Hà Nội vừa qua, Tòa Thánh ghi nhận rằng chính quyền Việt Nam ‘đã tạo điều kiện dễ dàng’ cho công việc mục vụ của ngài.
Chính sự có mặt đó của người Đại diện Tòa Thánh cũng đã góp phần giúp hai bên hiểu nhau, thân thiện hơn.
Ðức Giáo Hoàng Francis đã nói rằng giới lãnh đạo các quốc gia châu Á – trong đó có Trung Quốc và Việt Nam – không nên sợ Tòa Thánh Vatican.
Một yếu tố quan trọng có thể giúp Vatican và Việt Nam thiết lập bang giao đó là Đức Giáo Hoàng Francis rất quan tâm đến châu Á và Việt Nam nói riêng. Trong thông cáo chung nói trên, Tòa Thánh cũng cho biết là Ngài ‘quan tâm theo dõi’ những tiến triển gần đây trong quan hệ giữa Vatican và Việt Nam.
Trước đó, vào tháng Tám, khi thăm Hàn Quốc, Ðức Giáo Hoàng Francis đã nói rằng giới lãnh đạo các quốc gia châu Á – trong đó có Trung Quốc và Việt Nam – không nên sợ Tòa Thánh Vatican và Ngài cũng đề cập đến việc Tòa Thánh muốn ‘đối thoại trong tình huynh đệ’ với hai quốc gia cộng sản này.
Lời trấn an và ý nguyện đó của Đức Giáo Hoàng rất có ý nghĩa vì chính quyền Việt Nam thường rất sợ các quốc gia khác can thiệp vào chuyện nội bộ của mình.
Việt Nam cũng có những thay đổi về đối ngoại trong thời gian đây, đặc biệt kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Xem ra Hà Nội đang muốn có quan hệ gần gũi hơn với các nước phương Tây. Tuy không phải là đối tác kinh tế, chiến lược, Tòa Thánh có ảnh hưởng rất lớn trên nhiều vấn đề quốc tế. Một mối quan hệ tốt, thân thiện với Vatican chỉ có lợi cho Việt Nam.
Hơn nữa, vì những căng thẳng với Bắc Kinh gần đây, có thể Việt Nam không còn lệ thuộc nhiều vào Trung Quốc và sẵn sàng thiết lập bang giao với Tòa Thánh dù điều đó có làm Bắc Kinh phật lòng.
Vì những lý do trên, rất có thể quan hệ Việt Nam và Vatican sẽ trở nên gần gũi, phát triển hơn sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đức Giáo Hoàng Francis ngày mai.
Một kết quả cụ thể có thể là chính quyền Việt Nam sẽ đồng ý cho Tòa Thánh bổ nhiệm người Đại diện thường trú tại Việt Nam trong nay mai.

Quan hệ Hà Nội-Vatican
1959: Bắc VN trục xuất Khâm sứ, John Dooley khỏi Hà Nội
1975: quan hệ Vatican – Việt Nam cắt đứt
1994-2004: 10 phái đoàn Vatican sang Việt Nam
2002: Vatican tiếp Phó Thủ tướng Vũ Khoan
2004: Thứ trưởng Ngoại giao Pietro Parolin thăm Hà Nội
2007: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Giáo hoàng Benedict XVI
2009: Lập nhóm công tác nhằm bình thường hóa quan hệ 2008: Vatican có thể bổ nhiệm bảy giám mục mới ở VN
2008-2009: Vụ Tòa Khâm sứ Hà Nội, TGM Ngô Quang Kiệt ra đi
2009: Vatican tiếp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
2011: TGM Leopoldo Girelli làm đặc sứ Vatican tại Việt Nam
2012: Vatican và Giáo hoàng Benedict đón Tổng bí thư Đảng, Nguyễn Phú Trọng
03/2014: Giáo hoàng Francis đón Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng
09/2013: Vatican bổ nhiệm tân TGM Sài Gòn Phaulô Bùi Văn Đọc
10/2014: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lại thăm Vatican, gặp tân Giáo hoàng.


Tiến sĩ Đoàn Xuân Lộc

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Giáo xứ Hòa Ninh làm tuần đại hồng phúc!

Hưởng ứng lời kêu gọi của cha Antôn Hoàng Minh Tâm quản xứ, các tổ Liên Gia trong toàn giáo xứ làm kiệu để cung nghing Đức Mẹ về từng gia đình trong toàn giáo xứ, tổng số có 37 kiệu, sau thánh lễ chiều Chúa Nhật 28 Thường Niên Năm A, quý cha đồng tế đã long trọng làm phép các kiệu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại tiền sãnh nhà thờ giáo xứ Hòa Ninh, sau khi làm phép các kiệu xong đoàn kiệu cung nghing một vòng tại khuôn viên nhà thờ giáo xứ, sau đó từng kiệu một được rước về các gia đình trong toàn giáo xứ, tuần đại hồng phúc do quý cha Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam giảng huấn, hướng dẫn cũng như chia sẽ trong thánh lễ khai mạc, quý cha DCCT đã kêu mời cộng đoàn các tổ Liên Gia cung nghing kiệu Mẹ Hằng Cứu Giúp về các gia đình trong toàn giáo xứ, để đọc kinh và dâng những lời nguyện xin lên Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp xin Đức Mẹ ban cho các gia đình được trên thuận dưới hòa, mọi sự an lành thánh đức.....
                                                                                 Truyền thông giáo xứ Hòa Ninh
                                                                                             Pet Minh Tiến

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Lễ Đức Mẹ Mân Côi quan thầy hội Mân Côi Hòa Ninh

Niềm vui và hồng ân trong Năm Thánh giáo xứ Hòa Ninh, hôm nay giáo xứ lại vui mừng tổ chức thánh lễ Mẹ Mân Côi là bổn mạng của hội Mân Côi Hòa Ninh, thánh lễ diễn ra thật sốt sắng, ngoài cha quản xứ còn có dự hiện diện của cha Phaolô Nguyễn Minh Sáng  người con quê hương, và 450 hội viên hội Mân Côi cùng đông đảo bà con trong toàn giáo xứ, càng vui mừng hơn khi có 20 thành viên gia nhập hội, chia sẻ trong thánh lễ cha Phaolo đã kêu gọi cộng đoàn , cách riêng những thành viên hội Mân Côi hãy siêng năng lần chuổi Mân Côi hằng ngày và luôn noi gương bắt chước các nhân đức của Đức Mẹ và cùng cầu nguyện cho mọi người xung quanh mình.......

Ban Truyền Thông Hòa Ninh
Pet Minh Tiến

Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

Hội thảo “Tôn kính Tổ tiên”

Hội thảo “Tôn kính Tổ tiên”
Kỷ niệm 50 năm áp dụng Huấn thị “Plane compertum est”
về tôn kính ông bà tổ tiên
Cuộc xung đột “Những nghi thức Trung Hoa” và những nghi thức về lòng tôn kính ông bà tổ tiên tại Trung Hoa, Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản đã bế tắc mấy trăm năm dài. Bế tắc ngay giữa các nhà truyền giáo với nhau, giữa chính quyền với giáo quyền và giữa Toà Thánh với địa phương, đặc biệt cuộc bế tắc bùng nổ ngay trong cõi tâm của các Kitô hữu thuở ban đầu. Nhưng sau cơn mưa trời lại sáng. Ngày Huấn thị Plane compertum est ra đời, niềm vui oà vỡ ra khắp vùng Á Đông. Hôm nay kỷ niệm 50 năm thông cáo của Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam áp dụng Huấn thị Plane compertum est, thừa ủy nhiệm Hội đồng Giám mục Việt Nam, Uỷ ban Văn hoá trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức cuộc hội thảo về Lòng tôn kính Ông bà Tổ tiên tại Trung tâm Mục vụ Sài Gòn, vào hai ngày đầu thu 2014 với ban thuyết trình gồm linh mục Phanxicô X. Đào Trung Hiệu, giáo sư Giáo Sử, giáo sư Trần Văn Đoàn, giáo sư Đại học Phụ Nhân (Đài Loan), Đức giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, linh mục giáo sư Giuse Vũ Kim Chính S.J. giáo sư Đại học Phụ Nhân, đồng nghiệp của giáo sư Đoàn. Hàng ghế đầu dành cho hội thảo viên có Đức giám mục Antôn Vũ Huy Chương – giáo phận Đà Lạt, Đức giám mục Micae Hoàng Đức Oanh – giáo phận Kontum, Đức giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm – giáo phận Mỹ Tho, Đức ông Phanxicô B. Trần Văn Khả, Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương và khoảng 330 linh mục tu sĩ và một số nhỏ giáo dân dàn trải trong hội trường.
DSC_30
Sáng ngày 25-09-2014, lúc 8g45 Đức cha Giuse Vũ Duy Thống tươi cười bước lên khai mạc cuộc hội thảo với niềm xác tín, Huấn thị Plane compertum est là cột mốc làm bừng lên niềm vui của tín hữu Việt Nam và Đức cha đã hình dung cuộc hội thảo như là tâm tình chân thành chia sẻ trong mối giao thoa giữa văn hoá và đức tin, giữa tôn kính ông bà tổ tiên với những xác tín “Chúa Kitô là Đấng Cứu Độ duy nhất” và “Ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ”. Khi vào cuộc, Đức cha còn cảm nhận những thao thức khôn nguôi ngay giữa lòng Giáo hội, Giáo hội Việt Nam và Giáo hội toàn cầu đang đứng trước công trình truyền giáo mới không kém gian truân hơn thuở ban đầu ấy. Trong niềm xác tín, với những cảm nhận và tâm tình ấy Đức cha long trọng tuyên bố khai mạc cuộc HỘI THẢO KỶ NIỆM 50 NĂM ÁP DỤNG HUẤN THỊ PLANE COMPERTUM EST VỀ TÔN KÍNH ÔNG BÀ TỔ TIÊN.
DIỄN TIẾN VỀ LÒNG TÔN KÍNH TỔ TIÊN THEO DÒNG LỊCH SỬ
DSC_13
Tiếp lời khai mạc của Đức cha Giuse, trong tín hiệu nóng hổi nhiệt tình chào đón, cha Phanxicô X. Đào Trung Hiệu bước lên diễn đàn trình bày đề tài HÀNH TRÌNH HỘI NHẬP GIAN TRUÂN, NGHI LỄ THỜ KÍNH TỔ TIÊN. Cùng nhau ngược dòng lịch sử mấy trăm năm, người nói và người nghe có lúc như nói và nghe trong khói hương ngào ngạt của bàn thờ gia tiên, có lúc thoang thoảng những cơn gió mát của bầu trời thanh bình, nhưng nhiều khi văng vẳng lệnh cấm nghiêm nhặt của giáo quyền. Đặc biệt qua giới thiệu của thuyết trình viên mọi người đều hình dung khuôn dáng nhiệt tình của các nhà truyền giáo nước ngoài, thời nào, nơi nào, dù đăm chiêu lo lắng hay thư thái mừng vui, vị nào cũng để lộ lòng tin vào Tin Mừng các ngài rao giảng, “ra đi trong nước mắt sẽ về trong hân hoan”. Thuở ấy nhiều vị truyền giáo có thể chẳng vui trước những hiểu lầm hay lệnh cấm của bề trên về những nghi thức tôn kính ông bà nhưng không để lộ những bất mãn, không hình thành những “bè rối” trong lòng Giáo hội. Và các tân tòng tại Trung Hoa, Việt Nam có thể phải ngậm đắng nuốt cay, bị kỳ thị như người ngoại quốc, mang tiếng bất hiếu nhưng hầu hết vẫn vui lòng, “chịu khó vì Chúa”. Cuối cùng thuyết trình viên khẳng định đã có một nề nếp về đạo hiếu nơi đây với những thánh lễ ngày giỗ ông bà, đã sẵn những lời kinh cầu cho ông bà cùng với những di ảnh tổ tiên dưới bàn thờ Chúa như bàn thờ gia tiên nho nhỏ. Cha còn nêu rõ việc tưởng nhớ tổ tiên nơi các gia đình và nghi thức cáo gia tiên trong ngày hôn lễ cũng như bài học về lòng hiếu thảo giảng dạy trong các lớp giáo lý hôn nhân và tân tòng đã khá phổ biến trong các gia đình Công giáo.
Cám ơn bước chân lịch sử đưa đạo hiếu Kitô giáo hội nhập vào nền văn hoá tam giáo, ban đầu chỉ là những lối mòn chẳng mấy ai đi nhưng dần dà lối mòn đã thành con đường thênh thang Kitô hữu cùng đi, nhất là sau Plane compertum est. Theo con đường đã rộng mở, hy vọng cuộc Tin Mừng hoá ngày càng nở hoa bên trời đông.
DSC_23
Sau ba mươi phút thư giãn, giáo sư Trần Văn Đoàn thuộc Hàn Lâm Viện Công Giáo Á Châu trình bày đề tài, ĐẠO THỜ KÍNH TỔ TIÊN, BÀI HỌC CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TRUNG HOA. Giáo sư Đoàn thuyết trình bên ngoài bản văn viết cho hội thảo, với lối nói dí dỏm sống động, giáo sư xác nhận, lối chuyển dịch sai ý nghĩa những từ ngữ như “tổ tiên, thánh nhân, tôn, thờ, vái lạy” là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiểu lầm đạo hiếu Trung Hoa và thái độ cấm đoán những nghi thức tôn kính tổ tiên và nhấn mạnh, tổ là người sinh ra. Vị tổ cao nhất là Thiên, Đấng vĩnh hằng đã sinh ra mọi loài, tiếp tới là cha mẹ sinh ra con cái, cha mẹ sinh ra sự sống nhỏ, còn thánh nhân là những người bảo vệ sự sống lớn của dân tộc. Từ tôn là hành vi như cúi đầu, bái, quỳ, lạy diễn tả mối tương quan với bề trên. Tôn không chỉ dành riêng cho Đấng Tối Cao (Thiên). Hoà vào lối hiểu đó, con người có đạo, đạo là mục đích, phương thế, là đường đi, là nguyên tắc ứng xử trong cuộc sống. Đạo uyển chuyển trong dòng đời nên có đạo hiếu, đạo sống và đạo bị khuôn ép sẽ không còn là đạo. Đạo sống của Việt Nam đến từ văn hoá Trung Hoa nhưng đã biến đổi thành đạo sống Việt Nam với nhiều điểm khác với đạo sống Trung Hoa. Chẳng hạn Ông Trời (Việt Nam) khác với Thiên Chúa (Thiên của Trung Hoa). Ông Trời Việt Nam nhiều nhân cách hơn, và bài vị được sử dụng tại Việt Nam ít hơn Trung Hoa. Trong phần kết luận, giáo sư Trần văn Đoàn mong muốn những áp dụng thực tế về lòng tôn kính tổ tiên được một nền thần học thức thời soi sáng.
ĐỊNH HƯỚNG LÒNG TÔN KÍNH TỔ THIÊN THEO LỐI NHÌN THẦN HỌC
kinh-nho-to-tien-10b
Sáng ngày thứ nhì 26-09, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp mở đầu bài thuyết trình với lời mở: “Câu chuyện MC vừa kể rất hợp với bài trình bày của tôi”. Các hội thảo viên nhớ ngay câu chuyện ở phần dẫn vào đề tài. Nghe kể một buổi chiều mùa hè, Chúa Giêsu tới dự một trận bóng đá giữa một đội tuyển Tin Lành và đội tuyển Công giáo. Hôm ấy các cổ động viên Tin Lành và cổ động viên Công giáo ngồi chật cả khán đài. Ngài say sưa theo dõi từng đường banh, từng cú sút ngoạn mục. Bất chợt Công giáo sút thủng lưới Tin Lành. Chúa Giêsu đứng bật dậy, vỗ tay, huýt sáo reo mừng làm các cổ động viên Công giáo vui như mở hội, họ chắc mẩm, “Thày đứng về phe mình, còn ai thắng nổi!” Nhưng ngay sau 5 phút, đội Tin Lành phục thù với cú sút như trời giáng. “Một đều”. Người ta chú ý ngay, trên khán đài danh dự, người khách danh dự nhất, Chúa Giêsu đang vừa vẫy nón vừa nhảy điệu chiến thắng còn các cổ động viên Tin Lành hò la vang trời, “Thày ủng hộ chúng ta!” Riêng phe Công giáo sững sờ, “Sao lạ vậy, chẳng lẽ Chúa đi hàng hai! Công giáo thắng Chúa cũng vỗ tay, Tin Lành thắng cũng hoan hô!”. Ai chẳng biết giai thoại vẫn là giai thoại, nhưng giai thoại này có thật, thật ở tâm lý bên này bên kia. Mỗi bên đều muốn nhốt kín Chúa trong vòng tròn phe mình! Đức cha Phaolô nối nhịp, Chúa Giêsu không chỉ đi hàng hai nhưng còn đi hàng ba, hàng năm, hàng bảy là thường! Và biết mình sắp bước vào một “siêu đề tài nói với các siêu nhân”, ngài nói vui, “Tôi sắp nói những chuyện trên trời, ai ngủ thì cứ ngủ” nhưng ý là “ngủ cũng không được với tôi!” Với đề tài VAI TRÒ CỦA CÁC TÔN GIÁO KHÁC TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ, tuy trình bày những chuyện trên trời, thuyết trình viên đã đưa người nghe tiếp cận với dòng chảy đầy biến động của tư tưởng thần học đan xen nhau trong lịch sử Giáo hội về Đức Kitô Đấng Cứu Độ duy nhất và phổ quát, ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ. Rõ ràng đây là những tiền đề thần học sát sườn với những ai đang tha thiết đi tìm những áp dụng thực hành lòng tôn kính tổ tiên. Đức cha men theo Thánh Kinh và huấn quyền Giáo hội mở ra hướng nhìn của Thần Khí học, “Công đồng đã nhìn nhận các tôn giáo như những con đường cứu độ” (Hiến chế Lumen Gentium 16-17, Tuyên ngôn Nostra Aetate số 2 và Sắc lệnh Ad Gentes 3,9,11). Và chấp nhận sự hiện diện của Thánh Linh ở bên trong cũng như bên ngoài, Đức Gioan Phaolô nhìn thấy nơi các tôn giáo khác “những phản ảnh của chân lý duy nhất, các hạt giống của Ngôi Lời (Thông điệpRedemptor Hominis, 11) đang dẫn dắt nhân loại về một hướng duy nhất, bất chấp những con đường chọn lựa có khác biệt nhau đến đâu chăng nữa…”.
Sau một giờ mướt mồ hôi đánh vật với đề tài gai góc, Đức cha nở nụ cười rạng rỡ mãn nguyện có vẻ cũng là nụ cười “lấy lòng” các hội thảo viên cũng đang mướt mồ hôi sau một giờ bám theo thuyết trình viên. Cuối cùng vị thuyết trình viên giám mục đi vào kết luận, “Chương trình cứu độ của Thiên Chúa chỉ là một và bao trọn tất cả lịch sử nhân loại. Biến cố Nhập Thể của Ngôi Lời trong Đức Giêsu Kitô là cao điểm của tiến trình tiệm tiến qua đó Thiên Chúa đã tự mạc khải cho con người. Hành động ‘làm người’, cuộc sống nhân loại, giáo huấn, cái chết và sự phục sinh vinh hiển của Ngài nói lên ý nghĩa sâu thẳm và tuyệt vời nhất tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại”.
Bài thuyết trình thứ hai sáng ngày 26-09 được gửi gắm cho linh mục Giuse Vũ Kim Chính, Dòng Tên, mới trở về từ Đài Loan. Cha Chính là giáo sư trường Đại học Phụ Nhân, Đài Loan. Vừa vào đề cha hứa hẹn ngay, “Sáng sớm nay Đức cha Phaolô đã nói những chuyện trên trời, còn tôi, tôi sẽ kéo chuyện trên trời xuống đất”. Và với tiếng lời, cử chỉ bình thản cha vào đề TRONG BỐI CẢNH TAM GIÁO, THỬ TÌM MỘT NỀN THẦN HỌC VỀ TÔN GIÁO (ĐẠO HIẾU). Trước hết cha đưa hội thảo viên về với những vấn đề lớn của tôn giáo như tôn giáo là gì, đâu là căn tính của tôn giáo, tam giáo có phải tôn giáo? Cha xác định, Tôn giáo biểu lộ ý nghĩa của cuộc sống và cũng xác định tam giáo là tôn giáo, từ đó mở đề tài sang đạo hiếu và đi tìm căn nguyên việc tôn kính ông bà: “Thiên tử tế thiên địa, tế tứ phương, tế sơn xuyên, tế ngữ tự, chư hầu phương tự, tế ngũ tự (tức là tế thần cửa, ngõ, giếng, bếp và giữa nhà), chư hầu tế phương mình ở, tế ngũ tự, quan đại phu tế ngũ tự, kẻ sĩ tế tổ tiên” (Sách Lễ ký). Ở Việt Nam, dù được trực tiếp tế tự “Trời” hay chỉ gián tiếp qua Thần Thánh, tổ tiên, người Việt đều tin tưởng vào sự liên đới “Thiên nhân tương dữ”. Theo đó con người được phú cho nhân tính để nhận ra thiên lý, để mô phạm Thiên tính, để trong cuộc sống họ thực thi nhân đạo hợp với Thiên đạo. Theo cha, Đạo Hiếu ở văn hoá bình dân là yếu tố quan trọng liên đới giữa Tam Giáo, đạo hiếu thường bắt nguồn từ những huyền thoại, nhất là từ giai thoại các bậc anh hùng dân tộc hay thần thoại của các vị vĩ nhân. Như đền thờ Thánh Gióng, Phù Đổng Thiên Vương, Hai Bà Trưng hay Quan Vân Trường, Quan Âm Thị Kính… họ chấp nhận mọi chư thần, như là các bậc thần linh, phần lớn với một thái độ là “kính nhi viễn chi”, nếu họ cảm thấy các thần linh đó không có quan hệ gì với họ và không nằm trong phạm vi đạo hiếu của họ.
Vừa sang phần thảo luận, giáo sư Trần Văn Đoàn thở phào ngỏ ngay với đồng nghiệp, “vậy là hết một buổi sáng, cả Đức cha Phaolô và cha Chính đều nói chuyện trên trời!” Nhưng ai chẳng biết, cả hai thuyết trình viên đều thiết tha góp những suy tư thần học định hướng cho những áp dụng thực tế biểu tỏ lòng tôn kính ông bà tổ tiên.
HƯỚNG TỚI NHỮNG SÁNG KIẾN THỰC HÀNH VỀ LÒNG TÔN KÍNH TỔ TIÊN
Hai buổi chiều ngày 25 và 26-09 dành để thảo luận tìm những sáng kiến thực hành lòng tôn kính ông bà tổ tiên theo huấn thị Plane compertum Est và thông cáo của Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam, do linh mục Tổng thư ký Uỷ ban Văn hoá Giuse Trịnh Tín Ý điều hợp. Thêm vào những góp ý tại chỗ, còn những đóng góp từ khắp nơi, do các linh mục tu sĩ và các thành phần Dân Chúa nhận được lời mời góp suy tư và sáng kiến từ trên mạng Hội đồng Giám mục, mạng các giáo phận và nhiều trang mạng khác. Ban Thư ký ghi nhận các góp ý, hình thành bản góp ý của hội thảo sẽ được trình lên Hội đồng Giám mục.
Trước khi chia tay, Đức cha Giuse Vũ Duy Thống, Chủ tịch Uỷ ban Văn hoá trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam tha thiết ngỏ lời cùng các hội thảo viên: Thứ nhất, ghi nhận về những ngày gian truân của quá khứ hướng tới tương lai trong tình thân và hiệp thông của hội thảo viên; thứ hai, cám ơn các hội thảo viên đã góp mặt, góp ý và các thuyết trình viên góp suy tư định hướng; ngài cũng cám ơn tất cả những bàn tay khối óc đóng góp vật chất và tinh thần cho cuộc hội thảo diễn tiến tốt đẹp; và thứ ba, ước hẹn gặp lại mọi người trong lần hội thảo kế tiếp.
Với Đức cha, cuộc hội thảo được thấy như là cuộc hội thảo của Ký Ức và Thao Thức. Phải, hội thảo đã có nhiều ghi niệm đẹp để nhớ và cũng còn bao nhiêu gút mắc trăn trở và biết mấy tâm tình cho thao thức trước cánh đồng truyền giáo mênh mông Việt Nam và cả vùng Á Đông.
Uỷ ban Văn hoá / HĐGMVN