Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

Tin giáo xứ Diên Trường:
Sáng nay lúc 7h00 ngày 31 tháng 8 năm 2012 giáo xứ Diên Trường long trọng tổ chức Thánh Lễ Khánh Thành ngôi Nhà xứ.và thánh lễ ban Bí tích  thêm sức cho khoảng 300 em. mở đầu Thánh lễ Cha chánh xứ Phêrô Nguyễn Văn Hùng đại diện cho cộng đoàn con cái giáo xứ DiênTrường có lời chân thành cảm ơn tới Đức cha, cùng quý Cha trong và ngoài giáo hạt, quý thầy Phó tế, quý thầy chủng sinh, quý xơ  và các ban nghành, các tốp thợ và toàn thể ân nhân thân nhân cùng toàn thể cộng đoàn đã giúp đỡ cách này hày cách khác, và đặc biệt về đây hiệp ý dâng thánh lễ cầu nguyện cho giáo xứ, để đến hôm nay ngôi Nhà xứ được khánh thành khang trang lộng lẫy. Đức cha già khả kính Phaolo Maria Cao Đình Thuyên chủ sự thánh lễ, Ngài chia sẽ niềm vui cùng Cha xứ và bà con trong giáo xứ Diên Trường, Ngài chúc Cha con một bến một thuyền để đưa giáo xứ ngày càng phát triển hơn về mọi mặt.. sau đây là một vài hình ảnh mà phóng viên nghiệp dư ghi lại tại buổi lễ.....

































Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012


Châm lửa “toàn thiêu” ngôi nhà nguyện



Kontum – Vào lúc 5giờ sang, ngày 28.08.2012, khoảng 5.000 giáo dân hai miền Kontum và Pleiku đã qui tụ về nhà thờ chánh tòa để dự lễ kỷ niệm 9 năm ngày tấn phong giám mục của Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, giám mục giáo phận Kontum (28.8.2003-28.82012).
Sau thánh lễ, Đức giám mục Kontum kêu gọi giáo dân hãy dành sự chúc mừng cho ngài bằng cách đến chia vui với anh chị em dân tộc Sê Đăng vừa có ngôi thánh đường mới tại giáo xứ Tea Long, giáo hạt Đak Mót, thuộc tỉnh Kontum do cha Benêđictô Nguyễn Văn Bình làm chánh xứ.Rất đông các linh mục, tu sỹ nam nữ cùng giáo dân đáp lại lời Đức cha, họ đã lũ lược tháp tùng cùng ngài vượt đoạn dường trên 50 km để đến gíao xứ Tea Long dự lễ khánh thành ngôi giáo đường mới.

Thánh lễ làm phép nhà thờ mới được cữ hành đúng 9 giờ sang cùng ngày. Trong bài chia sẻ, Đức giám mục giáo phận Kontum đã gởi lời cám ơn cha cố Giuse Maria Đinh Cao Tùng, nguyên chánh xứ Tân Thái Sơn, hạt Tân Sơn Nhì, giáo phận Sài Gòn đã giúp cho gíao xứ Tea Long 500 triệu đồng. Vì sức khỏe của cha đang suy yếu nên cha nghĩa tử là cha Phểô Nguyễn Quốc Tùng, đương kiêm chánh xứ Tân Thái Sơn đến tham dự lễ thay. Đức cha cũng cám ơn các ân nhân trong và ngoài gíao phận đã giúp đỡ để anh chị em người Sê Đăng có ngôi nhà thờ đẹp ngày hôm nay. Nếu chỉ với điều kiện kinh tế khó khăn anh chị em Sê Đăng, thì họ không có đủ khả năng xây dựng được.nhà thờ được.
Đức cha Micae nói: “Chúng ta đang hiện diện tại ngôi giáo đường này thì phải nhớ bao gian nan thử thách, bách hại mà anh chị em chịu đựng bao năm tháng qua, từ việc dâng thánh lễ chui ở nhà yáo phu cho đến cất căn nhà nguyện chui chỉ trong 3 ngày”.
Gíao xứ Tea Long được hình thành từ năm 1905 thuộc địa sở Đak Choi, vì biến cố lịch sử của đất nước, người cộng sản không công nhận người sắc tộc thiểu số có tôn giáo, nên đời sống của anh chị em Sê Đăng đã khó lại trở nên ngặt nghèo hơn. Mãi đến ngày 14.07.2009, giáo xứ mới được dựng chui ngôi nhà nguyện “chui” và ngày 21.02.2012, Đức giám mục giáo phận Kontum đã đến dâng thánh lễ đặt viên đá đầu tiên và đặt Đức Mẹ Lộ Đức làm bổn mạnh giáo xứ. Hiện nay giáo xứ Tea Long có 1.700 giáo dân Sê Đăng.
Khi ngôi nhà nguyện bằng cây rừng và mái băng tre dựng lên, chính quyền đã nhiều lần buộc tháo dỡ. Sự dằng co kéo dài trên hai năm cho đến khi giáo phận tìm được đất xin phép xây dựng thì chính quyền buộc tháo nhà nguyện củ mới cấp phép xây dựng. Đó là khuôn mẫu của một chính quyền hô to khẩu hiệu “của dân, do dân và vì dân”.
Cái lẽ đời sao ngang ngược, nhà mới chưa làm nhà củ buộc phải phá? Cha sở và giáo dân dứt khoát không chịu, sau không làm được gì nữa chính quyền bắt cam kết khi hoàn thành nhà thờ mới, phải tháo dỡ nhà nguyện cũ. Anh chị em Sê Đăng nói nhà nguyện đã Thánh Hiến cho Thiên Chúa thì không được đập phá, nên họ xin Đức giám mục dùng ngọn lửa “toàn thiêu” (đốt), để ngôi nhà nguyện lên trời với Thiên Chúa. Sau thánh lễ làm phép thánh đường mới, Đức cha Micae cầu nguyện, rồi cầm bó đuốc châm ngọn lửa vào nhà nguyện cũ, giửa tiếng reo hò và tiếng cồng chiên vang dậy của anh chị em Sê Đăng cũng như mọi người đến tham dự.
PV.VRNs
Tại Kontum

Đừng “đúc khuôn” con cái

Bạn quá lo lắng về con cái? Các chuyên gia và nhiều bậc cha mẹ nói rằng thoải mái là thượng sách. Cha mẹ nào cũng muốn làm đẹp tuổi thơ và làm cho cuộc sống con cái không gặp rắc rối! Thật vậy, đa số các bậc cha mẹ lại lo lắng thái quá khiến mọi chuyện càng thêm rối. Thái quá hóa bất cập!
Những bậc cha mẹ kiểm soát con cái quá chi li, chúng ta giáo dưỡng một thế hệ mỏng dòn và nhạy cảm hơn chúng ta sao? Chị Duyên, nhà kinh doanh, nói: “Chúng ta luôn gặp nguy cơ, luôn tò mò về hoạt động của con cái. Con gái tôi thường nói: ‘Mẹ ơi, đừng điều hành cuộc đời con’. Cháu muốn làm ca sĩ nhạc rock. Điều đó đã khiến tôi mất ăn mất ngủ”.
Đối với Phượng, 20 tuổi, sinh viên ĐH, là con chị Duyên, cuộc sống sẽ bắt đầu, cho nên em muốn có thêm kinh nghiệm sống. Phượng nói: “Tôi biết mẹ lo lắng. Mẹ luôn căng thẳng mỗi khi tôi nói với mẹ là muốn làm ca sĩ nhạc rock. Thần tượng của tôi là Bono, tôi nói với mẹ là cứ nhìn anh ta sạch sẽ, không lạm dụng ma túy. Tôi cũng có thể là ca sĩ nhạc rock đàng hoàng”.
Mối lo trong các bậc cha mẹ đang báo động. Con cái đang gặp khó khăn. Con cái ngày nay đang bị kiểm soát thái quá. Sự “bảo vệ quá mức” này đang khiến chúng có nguy cơ chống đối và yếu ớt. Thật vậy, tâm lý gia Jerome Kagan, thuộc ĐH Harvard, nói rằng các bậc cha mẹ bảo vệ con cái quá mức khiến chúng lo sợ. Chị Mai, nhà thiết kế thời trang, nói: “Cha tôi là người nghiêm khắc. Tôi là người nổi dậy. Thế nên tôi có thái độ cởi mở với con cái. Tôi không hoạch định cuộc đời cho các con tôi”. Vinh, con chị Mai, nói: “Cha mẹ kiểm soát con cái quá có thể có hại. Nhiều bạn bè tôi có cha mẹ lo lắng thái quá. Tôi thấy mình may mắn có người mẹ thoải mái với con cái”.
Lo lắng thái quá là một loại độc tố: vô hình, âm ỉ, được sản sinh để hủy hoại sự bình an tâm hốn. Tiến sĩ tâm lý Avdesh Sharma nói: “Cha mẹ cần giảm bớt lo lắng nếu muốn con cái hoàn thiện”. Nếu con cái không đủ thông minh, chúng vẫn có thể làm việc khác. Nên phân tích cặn kẽ và hướng dẫn con cái, đừng “đúc khuôn” chúng hoặc nuôi dưỡng chúng như “gà công nghiệp”.
Nói cách khác, một số cha mẹ khăng khăng cho rằng bảo vệ con quá mức là cách duy nhất vì con cái còn trẻ người non dạ nhất là độ tuổi thiếu niên. Đối với nam diễn viên Nisha Singh, việc làm cha mẹ đang được quan tâm và đôi khi rất khó. Con gái anh là Aisha, 11 tuổi, bắt đầu học chơi golf, anh cảnh báo con gái rằng đó la thú tiêu khiển tốn thời gian và nói trước là Aisha sẽ mất hứng thú không lâu sau đó. Và Aisha thức dậy trễ nếu không được đánh thức. Có những điều anh không thể chiều theo ý con gái. Có cách nào khác?
Dĩ nhiên cha mẹ không thể “thả lỏng” hoặc “mặc kệ” con cái, chỉ cố gắng kiểm soát “nhẹ” thôi, vì kiểm soát thái quá khiến con cái không có cơ hội làm chủ cuộc đời, chúng sẽ lệ thuộc, mất tính độc lập, thích dựa vào người khác, thậm chí có thể lợi dụn người khác. Hãy để con cái chiến đấu và sống chính cuộc sống của chúng.
Đừng cho rằng con cái không thể xử lý những tình huống khó khăn. Chính những tình huống khó khăn khiến chúng phải động não, khôn khéo, học cách đối xử và trưởng thành dần. Đừng sợ chúng sai lầm, con người có ai lại không sai lầm?
Không nhiều cha mẹ dám để con cái nhận thức đủ. Cuộc sống luôn có những điều gây lầm lẫn. Lo lắng là điều tự nhiên, nhưng đừng lo lắng thái quá, vừa hại mình vừa làm tổn thương con cái. Chúng cần thực nghiệm cuộc sống để đủ “sức đề kháng” với cuộc đời. Con cái sẽ hạnh phúc nếu chúng có cha mẹ cho phép chúng chính là chúng, chứ không là “người khác” theo ý cha mẹ.
Kha Đông Anh

Ngừa thai và phá thai
28.08.2012
Chúa Giêsu xác định: “Chính Thầy là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Ngừa thai là ngăn chặn sự sống, phá thai là hủy hoại sự sống, tức là giết chính Đức Kitô vậy!
Một phụ nữ lo lắng bế con đến gặp bác sĩ phụ khoa: “Bác sĩ, tôi có một vấn đề… nghiêm trọng, rất cần sự giúp đỡ của bác sĩ! Ông thấy đấy, con tôi còn chưa đến 1 tuổi và tôi lại đang mang thai lần nữa. Tôi không muốn những đứa trẻ sinh ra quá gần nhau”.
Bác sĩ hỏi: “Vậy cô muốn tôi làm gì?”. Người phụ nữ nói:“Tôi muốn ông giúp tôi ngừng mang thai. Tất cả nhờ ông”. Bác sĩ suy nghĩ một lúc, rồi ông nói với người phụ nữ: “Tôi nghĩ rằng tôi có một giải pháp tốt hơn cho vấn đề của cô. Và còn bớt nguy hiểm cho cô...”. Phụ nữ đó mỉm cười, tin tưởng bác sĩ có thể đáp ứng được yêu cầu của mình.
Nhưng bác sĩ nói tiếp: “Cô thấy đấy, để không phải chăm sóc hai đứa trẻ một lúc, cô hãy giết chết đứa trẻ cô đang bế trên tay. Bằng cách này, cô có thể nghỉ ngơi một thời gian trước khi đứa còn lại được sinh ra. Nếu chúng ta giết một trong hai đứa bé, không quan trọng là đứa nào phải không? Sẽ không có một mối nguy hiểm đe doạ nào cho cô nếu cô chọn đứa bé cô đang bế”.
Người phụ nữ kinh hoàng, mặt biến sắc, giọng run run: “Khô… ông. Không thể được, bác sĩ ơi! Làm vậy thực sự là quá khủng khiếp. Thật dã man khi giết một đứa trẻ...”. Bác sĩ trả lời: “Tôi đồng ý. Nhưng khi đến đây và nhờ tôi, cô có vẻ như chấp nhận được điều đó mà, vì vậy tôi nghĩ đó là giải pháp tốt nhất”.
Cô gái ôm chặt đứa bé trên tay, chào từ biệt bác sĩ ra về, và không còn nghĩ đến việc thực hiện điều mà cô vừa định làm trước đó ít phút...
Bác sĩ mỉm cười vì nhận ra ông đã giữ vững quan điểm của mình. Ông hạnh phúc vì đã thuyết phục được người mẹ rằng không có sự khác biệt nào trong việc giết chết một đứa trẻ đã được sinh ra và một đứa trẻ vẫn còn trong bụng mẹ. Tội ác là như nhau, không phải giết đứa lớn thì tội lớn, còn giết đứa nhỏ thì tội nhỏ hoặc không có tội!
Đâu đó trong ông cứ vang lên câu nói: “Sự phá thai nói tôi phải hy sinh người khác vì lợi ích của bản thân. Nhưng tình người ngăn tôi lại và nói tôi cần phải hy sinh bản thân mình vì lợi ích của người khác. Nếu bạn đồng ý, xin hãy chia sẻ thông điệp này đến những người khác. Chúng ta có thể cùng nhau cứu được rất nhiều mạng sống quý giá!”.
Nhưng thật buồn thay đã có những “nghĩa trang thai nhi”, mỗi nghĩa trang có đến hàng chục ngàn “ngôi mộ vô tội”, và mới đây, ngay tại thành phố Hà Nội (thủ đô của Việt Nam), đã có một đám tang tập thể với 91 thai nhi!
Chính phủ Obama đã muốn “đổ lỗi” cho mọi người, kể cả các viện Công giáo, phải trả giá cho việc ngừa thai, các loại thuốc triệt sản và phá thai, đã nêu lên vấn đề Giáo huấn Công giáo về các vấn đề này.
Một số nhà phê bình đã lầm lẫn cho rằng Công giáo cấm làm các việc này khi nói tới Tông thư Humanae Vitae (Sự sống Con người, 1968 – về “điều chỉnh sinh sản”) của ĐGH Phaolô VI năm 1968, hoặc hoặc Tông thư Casti Connubii (1930 – về “tiết hạnh trong hôn nhân”) của ĐGH Piô XI năm 1930. Công đồng Vatican II đã xây dựng trên tài liệu này trong việc xử lý hôn nhân Công giáo theo hiến pháp Giáo Hội trong thế giới hiện đại.
Tông thư của ĐGH Piô XI được viết để đáp lại sự thay đổi luân lý của Anh giáo, đã xói mòn nhiều thế kỷ do sự kết án của Tin Lành về việc ngừa thai bằng cách cho phép điều đó từ Hội nghị Lambeth ngày 15-8-1930.
ĐGH Phaolô VI đã viết Tông thư Humanae Vitae để phản đối loại thuốc ngừa thai mới được phát minh hồi đó, không chấp nhận đó là phương tiện tránh thai hợp pháp đối với người Công giáo. Tuy nhiên, các Tông thư này, cùng với gần 100 phán quyết của Tòa thánh trong thế kỷ XX kết án việc tránh thai nhân tạo, chỉ trình bày lại lịch sử của thần học luân lý về vấn đề này.
Người Công giáo biết lịch sử này về giáo huấn luân lý đối với việc ngừa thai và phá thai để lấy lại vị thế của mình ngược với ủy quyền này, cũng như biết sống tốt đức tin Công giáo hơn. Vì thế, chúng ta sẽ đưa ra một số văn bản từ các nguồn của các Giáo phụ thời kỳ đầu của Kinh thánh để chứng minh Kinh thánh đã phản đối những việc này như thế nào, phổ biến trong xã hội Hy La.
Tham khảo sớm nhất nói tới việc ngừa thai và phá thai là tài liệu Didache (/ˈdɪdəkiː/; Koine Greek: Διδαχή – Didachē nghĩa là Giáo huấn), hoặc Giáo huấn của Mười hai Tông đồ. Tài liệu này có từ nửa sau thế kỷ I hoặc đầu thế kỷ II. Didache (phát âm là đi-đơ-ki) viết: “Người ta không được hạn chế sinh sản, không được giết thai nhi bằng cách phá thai hoặc giết cái gì do mình tạo ra”.
Nhiều bản dịch gọi đó là “thực hành ma thuật” (phù phép), vì từ ngữ Hy Lạp đôi khi có nghĩa này (x. Kn 12,4; Gl 5,20; Kh 18,23). Tuy nhiên, nó cũng có nghĩa là “thực hành y học” hoặc “sử dụng độc dược”, và thuật ngữ này có thể ám chỉ các “biện pháp tránh thai”, đó là trường hợp trong các văn bản sau đây.
Một văn bản thời kỳ đầu là “Epistle of Barnabas” (Thư của Thánh Barnaba): “Người ta không được giết một đứa trẻ bằng cách phá thai, cũng không được hủy hoại nó sau khi nó được sinh ra”. Điều này cũng cho thấy rằng các Kitô hữu thời kỳ đầu đã cấm phá thai.
Thế kỷ II, Thánh Clêmentô thành Alexandria viết trong “Paedagogus” (Παιδαγωγός – tác phẩm thứ nhì trong ba tác phẩm nổi tiếng của ngài): “Các phụ nữ dùng loại thuốc phá thai nào đó thì không chỉ giết phôi thai mà còn giết cả nhân loại”. Câu này ủng hộ cách dịch từ ngữ Didache bằng việc nói đến cách dùng thuốc phá thai.
Năm 177, Athenagoras thành Athens viết trong cuốn “Supplication for the Christian” (Thỉnh cầu người Kitô giáo): “Khi chúng tôi nói rằng các phụ nữ dùng thuốc phá thai là phạm tội giết người, và sẽ phải trả lẽ trước mặt Chúa về việc phá thai, chúng ta phá thai vì luật nào?”.
Đây là văn bản đầu tiên trong nhiều văn bản của các Giáo phụ xác định việc phá thai là tội sát nhân, cho thấy giá trị cao đối với tính người của thai nhi. Cuốn “Lời xin lỗi của Tertullian” năm 197, ông vẫn hiệp thông với Giáo Hội, ghi: “Trong trường hợp của chúng ta, giết người một lần cũng bị cấm, chúng ta không thể hủy hoại ngay cả bào thai còn trong tử cung, vì thai nhi đã lấy máu từ các phần cơ thể để làm dưỡng chất. Cản trở sinh sản là cách giết người mau hơn, dù người ta giết một sinh vật đã ra đời hoặc hủy hoại một sinh vật sắp sinh ra”. Chính Tertullian là người đã kết hôn và hiểu phẩm giá của thai nhi trong tử cung.
Thế kỷ III, Minucius Felix (năm 226) viết trong cuốn “Octavius” thế này: “Bằng cách uống thuốc, có một số phụ nữ hủy hoại con người trong chính cung lòng mình, vậy là họ phạm tội giết người”.
Khoảng năm 228, Thánh Hippôlytô viết về các phụ nữ không lập gia đình, kể cả một số người là Kitô hữu, có thai “bất hợp pháp”. Trong cuốn “Refutation of All Heresies” (Bác bẻ các Tà thuyết), Thánh Hippôlytô viết: “Phụ nữ là tín hữu mà lại dùng thuốc ngừa thai và bó buộc mình, để họ loại bỏ cái mình thụ thai vì không muốn có con hoặc vì nô lệ hoặc vì bạn tình, vì mục đích gia đình và vật chất. Đó là trái đạo lý vì vừa phạm tội dâm dục vừa phạm tội sát nhân! Vả lại, sau những hành động trơ tráo như vậy, họ không còn biết xấu hổ khi nhận mình là Công giáo”.
Thánh nhân cân nhắc động thái của họ là chối bỏ tình trạng Kitô hữu. Tài liệu “Constitutions of the Holy Apostles” (Hiến pháp của các Tông đồ) viết: “Người ta không được giết con mình bằng cách phá thai, hoặc giết cái gì được tạo ra, vì mọi thứ được hình thành và tiếp nhận linh hồn từ Thiên Chúa, nếu nó bị giết thì sẽ bị trả báo, vì đã hủy hoại bất chính”. Câu này chứng tỏ rằng bào thai có linh hồn và sự sống của nó phải được bảo vệ ngay từ khi thụ thai.
Thế kỷ IV, các tác giả Hy Lạp và Latin đã nói về các vấn đề này. Thánh Augustinô (*) viết trong cuốn “On Marriage and Concupiscence” (Hôn nhân và Nhục dục – năm 419): “Tôi giả sử, dù người ta không ăn nằm với vợ để sinh con đẻ cái, không để dâm dục làm bế tắc việc sinh con vì ý xấu. Những người làm vậy, dù họ là vợ chồng, thì không còn là vợ chồng; hoặc họ ngăn cản thực tế hôn nhân, nhưng với một người đứng đắn đã che giấu điều ô nhục”.
Thánh Basiliô Cả viết trong “First Canonical Letter” (Thư Giáo luật thứ nhất, năm 374): “Phụ nữ cố ý hủy hoại đứa con chưa sinh của mình là phạm tội giết người. Với chúng ta, không có hướng dẫn để được hoặc không hình thành. Trong trường hợp này, đó không chỉ về việc sinh ra người được xác nhận, mà phụ nữ đó còn tự tấn công mình, vì trong đa số trường hợp, các phụ nữ đều muốn chết. Hủy hoại thai nhi là thêm trọng tội khác, tội giết người lần thứ nhì, với mọi sự kiện, nếu chúng ta coi điều đó là cố ý làm”.
Lý do ngài nói đến “việc điều tra có được định hình hay không” mà một số thần học gia nghĩ rằng một linh hồn không phát triển trong bào thai cho tới tháng thứ ba hoặc muộn hơn. Thánh Basiliô cho biết rằng điều này không là vấn đề vì ở bất cứ giai đoạn nào thì việc hủy hoại bào thai đều là “trọng tội” và là “sát nhân”. Pace Nancy Pelosi nói rằng vì Thánh Augustinô nghĩ rằng linh hồn bắt đầu có trễ trong thai kỳ, do đó việc phá thai có thể chấp nhận trong thời gian đầu. Thánh Basiliô cho rằng lý luận sai lầm như vậy là vô căn cứ.
Thánh Giêrônimô viết trong Lá thư 22 gởi Eustochium (năm 396): “Một số người, khi thấy mình có con ngoài ý muốn, họ dùng thuốc phá thai, và khi họ chết với đứa con (thường xảy ra), họ vào “thế giới thấp” mang theo tội không chỉ là tội ngoại tình chống lại Thiên Chúa, mà còn phạm tội tự tửvà giết con. Những người này nói: “Tới mức tinh khiết thì mọi thứ đều tinh khiết. Lương tâm tôi đủ hướng dẫn cho tôi. Trái tim thuần khiết là cái Thiên Chúa kiếm tìm”.
Ở đây, Thánh Giêrônimô từ chối lương tâm của sự phá thai là sự hướng dẫn đầy đủ. Những điều này được làm rõ trong các thế kỷ sau, lương tâm phải được định hình đúng để Thiên Chúa có thể thực sự tìm được tâm hồn thuần khiết trong mỗi con người.
Không chỉ các thần học gia nổi tiếng nói về việc phá thai và tránh thai, một số Công đồng cũng đề cập. Công đồng Elvira (Tây Ban Nha – năm 305) tuyên bố 2 điều cấm cử hành các bí tích cho các phụ nữ phá thai: “Nếu một phụ nữ có thai vì tội ngoại tình, khi chồng vắng nhà, và sau đó phụ nữ này hủy bỏ đứa con, phụ nữ này không được rước lễ cho tới lúc chết, vì phụ nữ này phạm hai trọng tội”. Giáo luật 68 viết: “Nếu một tân tòng mang thai vì gian dâm và giết hại đứa con, phụ nữ này chỉ có thể được rửa tội lúc cuối đời”.
Quyết định tương tự cũng đạt được tại Công đồng Ancyra (năm 314): “Liên quan các phụ nữ phạm tội gian dâm và phá thai, hoặc những người được thuê làm thuốc phá thai, họ không được rước lễ cho tới lúc chết”.
Không Giáo phụ nào hoặc Công đồng nào đưa ra ý kiến ủng hộ vấn đề tránh thai và phá thai. ĐGH Piô XI, Chân phước Phaolô VI và Chân phước Gioan Phaolô II cũng đưa ra giáo huấn về vấn đề tương tự, bắt đầu từ các thế hệ đầu tiên, tiếp tục qua thời Trung cổ, và được các nhà cải cách Tin Lành dạy. Chính Martin Luther gọi những người dùng biện pháp tránh thai là “ngu xuẩn”, “thú vật” và “con heo”. Còn John Calvin nói rằng việc tránh thai “bị kết án” và “hết sức ghê tởm”, còn phá thai là “tội trọng không thể chuộc tội”.
Các ĐGH đã kêu gọi Giáo Hội áp dụng phương pháp luân lý và thánh thiện đối với hôn nhân và sinh sản con cái. Chúng ta định hình lương tâm theo ánh sáng của truyền thống kiên định này, đồng thời chúng ta phải dạy và sống như vậy nhờ hồng ân Thiên Chúa ban cho chúng ta.
Chúa Giêsu xác định: “Chính Thầy là Con Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6). Ngừa thai là ngăn chặn sự sống, phá thai là hủy hoại sự sống, tức là giết chính Đức Kitô vậy!

-------------------------------------------------------

(*) Khi viết điều này, ngài đã làm giám mục giáo phận Hippo, ngài cũng đã “có tiếng” là sống với vợ lẽ 14 năm và có 1 con trai với bà này. Do đó, ngài có kinh nghiệm sống đời sống gia đình và rút kinh nghiệm từ những sai lầm của chính mình.


TRẦM THIÊN THU

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

Tin nóng:
Sáng nay tại địa điểm chợ Quảng Sơn - Xã Quảng sơn -  Huyện Quảng Trạch – Tỉnh Quảng Bình có xảy ra một vụ hỏa hoạn. Vào lúc khoảng 5h sáng ngày 28/08/2012 có xảy ra một vụ cháy theo nguồn tin cho biết nguyên nhân ban đầu cho thấy là do bị chập điện gây cháy nổ và lan ra các vùng xung quanh tính thiệt hại ước tính lên đến hàng trăm  triệu đồng, vì chợ gần bờ sông nên lửa được dập tắt sau khoảng 50f. Hiện nay người dân vùng Xã Quảng Sơn đang rất hoang mang về nguy cơ chập điện gây cháy nổ, vụ việc đang được công an Xã Quảng Sơn điều tra làm rỏ, Chợ cháy nên mọi người dân bán hàng còn lại chuyển ra đường bán làm ùn tắc giao thông nhiều giờ….. sau đây là một vài hình ảnh mà phóng viên nghiệp dư chụp được tại hiện trường…