Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012


Posted: 13 May 2012 06:21 PM PDT
VRNs (14.05.2012 )- Sài Gòn -  Lúc 17:00 ngày 13 tháng 5 năm 2012 tại Trụ sở giáo phận Vinh, 32 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường ĐaKao, quận 1, Sài Gòn,  Thánh lễ cầu nguyện cho giới doanh nhân gốc giáo Phận Vinh được tổ chức trong không khí hân hoan, ấm cúng. Thánh lễ do Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp chủ tế và giảng lễ cùng với sự đồng tế của cha JB Phạm Quang Long (Lm đặc trách di dân của giáo phận), cha Giêrađô Nguyễn Nam Việt, Cha Tôma Võ Minh Danh.
Được biết, trước đó Ban tôn giáo thành phố và Phòng nội vụ quận 1 đã đến yêu cầu cha JB Phạm Quang Long làm tờ trình về thánh lễ và cho biết rõ nội dung lễ và số người tham dự.
Trong thánh lễ, Đức cha căn dặn và giáo huấn mọi người xa quê cần nhớ là chính Thiên Chúa đã chọn anh em, cắt cử anh em ra đi, anh em sản sinh hoa trái và hoa trái của anh em được tồn tại. Nói một cách cụ thể là Thiên Chúa ban cho anh em nhiều  ân sủng để phục vụ nhân loại với tư cách là tu sỹ, người phục vụ nhân loại với tư cách là thầy giáo, với tư cách là nhà báo, với tư cách là y bác sỹ, và người phục vụ nhân loại với tư cách là các doanh nhân và ngài đã cắt cử anh em ra đi để anh em sản sinh hoa trái và hoa trái của anh em được tồn tại muôn đời. Đối với người Kitô hữu, hoa trái đầu tiên đó là tình yêu, là quan trọng, là bản sắc của người Kitô hữu.

Cộng đoàn doanh nhân lắng nghe giáo huấn của Đức giám mục giáo phận Vinh
Tuy nhiên mỗi người, mỗi ngành nghề được cắt cử ra đi để sản sinh hoa trái khác nhau, những nhà giáo sinh hoa trái là đào tạo truyền đạt chuyển giao kiến thức cho các thế hệ sau, trong khi người làm bác sỹ có cách sản sinh hoa trái của mình để trở thành những lương y như từ mẫu, đối với nhà kinh doanh thì hoa trái là làm sao tạo thêm nhiều của cải, làm sao tạo thêm nhiều việc làm, làm sao làm cho cuộc đời được đẹp hơn và để tạo được nhiều của cải như vậy làm sao mình đóng góp thêm được nhiều chất lượng, thêm trí tuệ, thêm sáng kiến, thêm chất xám vào trong sản phẩm của mình, ngỏ hầu sản phẩm đó mổi ngày được biến đổi, sản phẩm đó được sử dụng tốt hơn cho cuộc sống và đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân cũng như cho đất nước và cho gia đình.
Một người bác sỹ tốt, đòi hỏi phải sống đức tin Kitô giáo nhưng đồng thời củng là một bác sỹ cao tay, không thể gọi là bác sỹ tốt nếu mổ chín ca mà có bảy ca tử vong mặc dù ông ta đi nhà thờ mổi ngày, một nhà kinh doanh tốt không thể chỉ có việc đọc kinh cầu nguyện và mở xí nghiệp nào thì mấy tháng sau phải đóng cửa. Chính vì vậy để sinh hoa trái tốt trong mổi ngành nghề chuyên viên đòi hỏi phải có kỹ năng, phải có chất xám, phải có tiêu chuẩn riêng, chúng ta được mời gọi để hoạt động trong lãnh vực đó và trong lãnh vực đó đòi hỏi làm sao có nhiều sản phẩm hơn, có nhiều lợi nhuận hơn và chia lợi nhuận đó cho đồng bào ta, để quê hương chúng ta, nhờ cố gắng của chúng ta mà được tăng trưởng hơn, thuế nhiều hơn nhưng mà mình cũng được lợi hơn và nhiều người được đồng lợi nhuận.

Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp chia sẻ trước cộng đoàn
Một điểm quan trọng khác là làm sao chuyển giao cơ nghiệp, thế hệ doanh nhân chúng ta là một thế hệ rất đặc biệt, có lẽ nhờ cái đổi mới của đất nước mà doanh nhân chúng ta làm ăn được trong thời điểm đó, chúng ta làm ăn được là do hoàn cảnh, là do cố gắng, là do bối cảnh của thời đại, nhưng đối với con cháu chúng ta không hẳn sẽ được tiếp tục như vậy, thành thử ra chúng ta phải nghĩ cách để chuyển giao cơ nghiệp cho con cháu, cho con của chúng ta và đa số doanh nhân chúng ta là doanh nhân gia đình, doanh nhân nhỏ, doanh nhân vừa và thường có những yếu tố thiệt thòi nhưng cũng có những cái năng là mình làm ăn trong một gia đình thành thử ra đối với những doanh nhân ở Vinh tỷ lệ phá sản rất thấp, mặc dù hiện tại đã có 80 ngàn danh nghiệp Việt Nam phá sản. Chính vị vậy hơn bao giờ hết chúng ta phải nghĩ đến vấn đề chuyển giao mà chuyển giao ở đây có rất nhiều ý nghĩa, có rất nhiều cách và cách thứ nhất là làm sao phải chuyển giao đạo đức của mình, niềm tin của mình cho con cháu chúng ta, cho con em của mình, cho thế hệ thứ hai, tạo cho con cái cơ hội có kiến thức cao hơn nhằm đáp ứng được thời đại, chuyển giao cách quản trị, chuyển giao kinh nghiệm.  

Đức cha trình bày dự án tách giáo phận và xây dựng cơ sở mới cho giáo phận Hà Tĩnh
Cuối thánh lễ, các doanh nhân nán lại ít phút trong nguyện đường để lắng nghe Đức cha Phaolô trình bày kế hoạch xây dựng, phát triển giáo phận: Kế hoạch xây dựng văn phòng Giáo phận Hà Tĩnh, kế hoạch cải tạo đại chủng viện Vinh…. Và hy vọng các doanh nhân cùng chung tay góp sức cho công cuộc xây dựng phát triển nêu trên.
Sau cùng Đức cha Phaolô, các linh mục đồng tế cùng tham dự bữa cơm thân mật cùng với các doanh nhân Giáo phận Vinh.
Tin & ảnh: Anton Lê

0 nhận xét:

Đăng nhận xét