Từng tốp thanh niên vào rừng tìm gỗ sưa
Làng quê tiêu điều vì sưa
Thứ Ba, 15/05/2012, 03:40 AM (GMT+7)
Sự kiện: Gỗ sưa nghìn tỷ ở Quảng Bình
(Tin tuc) - Những ngày qua, thông tin về gỗ sưa “ngàn tỉ” đã làm náo loạn cả khu vực quanh cửa rừng Phong Nha khiến hàng trăm thanh niên hai xã Phúc Trạch và Xuân Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) tìm đường vào rừng kiếm gỗ sưa, bỏ lại các làng quê xơ xác, vắng bóng người.
Chúng tôi tìm về Xuân Trạch và Phúc Trạch, hai xã đang nóng nhất về dòng người đi tìm gỗ sưa. Tại ngã ba gần trụ sở UBND xã Xuân Trạch đi vào thôn Ngọn Rào vẫn còn râm ran câu chuyện thanh niên Nguyễn Đình Bảo đang nằm cấp cứu tại Bệnh viện Huế vì gãy tay trong một lần vào rừng gùi gỗ sưa. “Nó đi gùi gỗ sưa thuê cho đầu nậu, nghe bảo gùi hơn 50kg nên bị té suýt chết, được bạn rừng đưa ra cấp cứu kịp” - một cán bộ xã Xuân Trạch khẳng định.
Suýt bỏ mạng vì sưa
Trong khi chúng tôi đang tìm hiểu câu chuyện của Bảo thì nhận được thông tin bọn cướp vào tận nhà dân ở làng Bàu Sen (xã Phúc Trạch) cướp gỗ sưa. Đến nơi, ở đây đã có vài chục thanh niên tụ tập vì tò mò và bàn tán câu chuyện đi rừng.
Tại hai xã Xuân Trạch và Phúc Trạch, những ngày này đâu đâu cũng bàn tán chuyện gỗ sưa cùng lời đồn người này trúng đậm, người kia suýt mất mạng vì sưa...
Tại Khe Gát, xã Xuân Trạch (một trong những đường ra của người gùi gỗ), một nhóm thanh niên đang lai rai mấy chai bia. Nhóm này cũng vừa ra khỏi rừng vài ngày. Chưa biết có gùi được gỗ hay không nhưng lời đồn quanh việc họ trúng gỗ mấy trăm triệu đồng thì lan xa và nhanh quanh làng. Một thanh niên trong nhóm cho biết họ vừa ra khỏi rừng là đúng, nhưng chỉ là đi lấy ong rừng và tìm gỗ tạp. “Lời đồn trúng gỗ mấy ngày nay khiến tụi tui cũng mệt vì có nhiều người lạ rảo quanh làng, thậm chí đã có lái gỗ tìm tới hỏi mua” - một thanh niên khác góp lời.
Ông Cao Thế Vĩnh, phó chủ tịch UBND xã Xuân Trạch, cho biết từ khi cơn lốc gỗ sưa tràn qua làng thì trong xã có hàng trăm thanh niên luôn tìm cơ hội cắt rừng gùi gỗ sưa kiếm tiền.
Trước đó một tuần, chúng tôi đã theo người dân gùi gỗ thuê vào hung Trí. Trên đường vào rừng gặp hàng trăm thanh niên kẻ ra, người vào tấp nập tìm sưa. Chúng tôi đi cùng nhóm Nguyễn Ngọc Tài (22 tuổi ở làng Bàu Sen) và hai người bạn khác cùng thôn. Tài kể học xong cấp III, thi rớt ĐH Tài trở thành thợ đi rừng. Thiên, bạn Tài, chêm vào: “Cả làng này đều như rứa chứ có chi lạ mô. Thanh niên làng ai không vào Nam thì đi rừng. Như em đây cả nhà bốn cha con đều đi rừng hết, vì vô Nam rồi làm công nhân cũng cực như ri thôi”. Thiên kể nhà chỉ có được 3 sào ruộng khô. Nếu có làm chỉ vài ngày là xong một vụ, những ngày còn lại coi như thất nghiệp. Anh trai Thiên sau hai năm làm công nhân giày da ở Đồng Nai đã trở về đi rừng. Trước khi câu chuyện trúng gỗ sưa rộ lên, mấy cha con Thiên chủ yếu vào rừng tìm phong lan, kim tuyến về bán. Khi nghe tin có người trúng gỗ sưa, mấy cha con bàn nhau vô rừng gùi gỗ thuê. “Ba cha con đều đi gùi, chuyến này đã là chuyến thứ ba nhưng chưa được miếng nào. Đi xong chuyến này chắc không đi nổi nữa” - Thiên thở dài. Theo những người này, mỗi chuyến gùi gỗ thuê được tính 150.000-200.000 đồng/kg gỗ sưa.
Bám rừng mà sống
Cơn lốc gỗ sưa làm náo loạn khu vực quanh rừng mấy ngày nay cũng trùng hợp với một mùa nông thất bát của hai xã Xuân Trạch và Phúc Trạch. Trên những cánh đồng đậu, rẫy bắp cháy héo vì không có nước cũng còn sót lại mấy đám đậu trơ mình chịu nắng, vài rẫy bắp đã đến lúc thu hoạch. Nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng những thanh niên ra đồng thu hoạch, chỉ có phụ nữ và người già cặm cụi làm việc.
Ông Cao Thế Vĩnh cho biết đây là xã thuần nông với 17.000ha đất nhưng chỉ khoảng 800ha đất sản xuất nông nghiệp, còn lại là đất lâm nghiệp. Cây trồng chính là đậu và bắp. “Tại thời điểm hiện nay cả xã đang mất mùa, 70% diện tích đậu và bắp mất trắng vì thiếu nước tưới tiêu” - ông Vĩnh cho biết. Ông cho biết Xuân Trạch là xã thuần nông nhưng bi kịch ở đây là chỉ ba thôn có ruộng lúa nước, còn lại bảy thôn chỉ trồng đậu và bắp. Thiếu việc, mùa màng mất liên miên nên hầu hết lực lượng trong độ tuổi lao động đều vào Nam tìm việc ở các khu công nghiệp - khu chế xuất, số ở lại thì xong mùa vụ là vào rừng kiếm sống.
Một cán bộ xã Phúc Trạch cho biết cuộc sống bám rừng của người dân ở đây đã mấy trăm năm nay, dù biết là vi phạm nhưng không còn cách sống khác. Địa bàn chủ yếu là đồi núi và rừng cấm Phong Nha, đất đai khẩn hoang, lập nghiệp nghề nông thiếu thốn lại dựa vào thiên nhiên để làm mùa nên tình trạng mất mùa (vào mùa nắng) và lũ lụt (vào mùa mưa) là thường xuyên. Thanh niên ở đây ngoài việc phụ gia đình làm rẫy, thời gian còn lại chỉ biết vào rừng tìm ong, kiếm gỗ tạp cải thiện đời sống. “Không việc làm cố định, lại đối mặt với mùa màng thất bát liên miên nếu không vào rừng thì thanh niên ở đây biết làm gì mà sống. Gọi người dân đi rừng ở đây là lâm tặc cũng không sai, nhưng chính họ cũng là nạn nhân gián tiếp từ cuộc sống thất nghiệp và nghèo nàn của cảnh nghề nông thất bát” - ông này tâm sự. Cũng theo ông, từ khi cơn lốc gỗ sưa tràn về, hàng trăm thanh niên trong xã - đông nhất là ở làng Bàu Sen, ùn ùn vào rừng tìm cơ hội mong đổi đời. Nhưng hầu hết đều trở về trắng tay mà lời đồn thổi trúng gỗ vẫn khiến nhiều thanh niên khác vào rừng bất chấp cả tính mạng.
Suýt bỏ mạng vì sưa
Trong khi chúng tôi đang tìm hiểu câu chuyện của Bảo thì nhận được thông tin bọn cướp vào tận nhà dân ở làng Bàu Sen (xã Phúc Trạch) cướp gỗ sưa. Đến nơi, ở đây đã có vài chục thanh niên tụ tập vì tò mò và bàn tán câu chuyện đi rừng.
Từng tốp thanh niên vào rừng tìm gỗ sưa
Một thanh niên tên Long ở trần đang say sưa kể chuyện mình vào rừng gùi gỗ sưa bị trấn lột trắng tay. Theo thanh niên này, anh cùng một bạn rừng tên Hổ được đầu nậu thuê gùi phách gỗ khoảng 50kg từ rừng về làng. Đến Khe Chạt (suối trong rừng) giấu gỗ và nghỉ mệt trước khi ra cửa rừng thì bị một toán cướp kề mã tấu vào cổ bắt chỉ chỗ giấu phách gỗ sưa để cướp. “Hơn bảy ngày đi rừng trắng tay, may mà bọn cướp không chém chứ không thì bỏ mạng” - anh Long than thở. Theo những người dân, sau chuyến bị cướp đó Long vẫn quyết tìm đường vào rừng lần nữa để tìm vận may, nhưng vì mấy ngày qua các lực lượng chức năng canh rừng ráo riết nên chưa có đường vào.Tại hai xã Xuân Trạch và Phúc Trạch, những ngày này đâu đâu cũng bàn tán chuyện gỗ sưa cùng lời đồn người này trúng đậm, người kia suýt mất mạng vì sưa...
Tại Khe Gát, xã Xuân Trạch (một trong những đường ra của người gùi gỗ), một nhóm thanh niên đang lai rai mấy chai bia. Nhóm này cũng vừa ra khỏi rừng vài ngày. Chưa biết có gùi được gỗ hay không nhưng lời đồn quanh việc họ trúng gỗ mấy trăm triệu đồng thì lan xa và nhanh quanh làng. Một thanh niên trong nhóm cho biết họ vừa ra khỏi rừng là đúng, nhưng chỉ là đi lấy ong rừng và tìm gỗ tạp. “Lời đồn trúng gỗ mấy ngày nay khiến tụi tui cũng mệt vì có nhiều người lạ rảo quanh làng, thậm chí đã có lái gỗ tìm tới hỏi mua” - một thanh niên khác góp lời.
Ông Cao Thế Vĩnh, phó chủ tịch UBND xã Xuân Trạch, cho biết từ khi cơn lốc gỗ sưa tràn qua làng thì trong xã có hàng trăm thanh niên luôn tìm cơ hội cắt rừng gùi gỗ sưa kiếm tiền.
Trước đó một tuần, chúng tôi đã theo người dân gùi gỗ thuê vào hung Trí. Trên đường vào rừng gặp hàng trăm thanh niên kẻ ra, người vào tấp nập tìm sưa. Chúng tôi đi cùng nhóm Nguyễn Ngọc Tài (22 tuổi ở làng Bàu Sen) và hai người bạn khác cùng thôn. Tài kể học xong cấp III, thi rớt ĐH Tài trở thành thợ đi rừng. Thiên, bạn Tài, chêm vào: “Cả làng này đều như rứa chứ có chi lạ mô. Thanh niên làng ai không vào Nam thì đi rừng. Như em đây cả nhà bốn cha con đều đi rừng hết, vì vô Nam rồi làm công nhân cũng cực như ri thôi”. Thiên kể nhà chỉ có được 3 sào ruộng khô. Nếu có làm chỉ vài ngày là xong một vụ, những ngày còn lại coi như thất nghiệp. Anh trai Thiên sau hai năm làm công nhân giày da ở Đồng Nai đã trở về đi rừng. Trước khi câu chuyện trúng gỗ sưa rộ lên, mấy cha con Thiên chủ yếu vào rừng tìm phong lan, kim tuyến về bán. Khi nghe tin có người trúng gỗ sưa, mấy cha con bàn nhau vô rừng gùi gỗ thuê. “Ba cha con đều đi gùi, chuyến này đã là chuyến thứ ba nhưng chưa được miếng nào. Đi xong chuyến này chắc không đi nổi nữa” - Thiên thở dài. Theo những người này, mỗi chuyến gùi gỗ thuê được tính 150.000-200.000 đồng/kg gỗ sưa.
Bám rừng mà sống
Chỉ muốn vào rừng kiếm sống
Ông Cao Thế Vĩnh cho biết Xuân Trạch là xã thuần nông nhưng các vụ mùa lại dựa vào thiên nhiên là chính vì không có hệ thống thủy lợi tưới tiêu, lương thực và thực phẩm không chủ động được nên người dân phải mua để ăn. Cứ đến mùa khô, bà con nông dân đối mặt với hạn hán mất mùa, còn mùa mưa lại đối diện với ngập lụt và lũ cuốn. Dân cứ một mùa sáu tháng vay mượn mua chịu để ăn, mùa sau làm trả nợ. Thanh niên trong làng chỉ muốn vào rừng kiếm sống mà không màng đến nghề nông vì cuộc sống quá bấp bênh. |
Ông Cao Thế Vĩnh cho biết đây là xã thuần nông với 17.000ha đất nhưng chỉ khoảng 800ha đất sản xuất nông nghiệp, còn lại là đất lâm nghiệp. Cây trồng chính là đậu và bắp. “Tại thời điểm hiện nay cả xã đang mất mùa, 70% diện tích đậu và bắp mất trắng vì thiếu nước tưới tiêu” - ông Vĩnh cho biết. Ông cho biết Xuân Trạch là xã thuần nông nhưng bi kịch ở đây là chỉ ba thôn có ruộng lúa nước, còn lại bảy thôn chỉ trồng đậu và bắp. Thiếu việc, mùa màng mất liên miên nên hầu hết lực lượng trong độ tuổi lao động đều vào Nam tìm việc ở các khu công nghiệp - khu chế xuất, số ở lại thì xong mùa vụ là vào rừng kiếm sống.
Một cán bộ xã Phúc Trạch cho biết cuộc sống bám rừng của người dân ở đây đã mấy trăm năm nay, dù biết là vi phạm nhưng không còn cách sống khác. Địa bàn chủ yếu là đồi núi và rừng cấm Phong Nha, đất đai khẩn hoang, lập nghiệp nghề nông thiếu thốn lại dựa vào thiên nhiên để làm mùa nên tình trạng mất mùa (vào mùa nắng) và lũ lụt (vào mùa mưa) là thường xuyên. Thanh niên ở đây ngoài việc phụ gia đình làm rẫy, thời gian còn lại chỉ biết vào rừng tìm ong, kiếm gỗ tạp cải thiện đời sống. “Không việc làm cố định, lại đối mặt với mùa màng thất bát liên miên nếu không vào rừng thì thanh niên ở đây biết làm gì mà sống. Gọi người dân đi rừng ở đây là lâm tặc cũng không sai, nhưng chính họ cũng là nạn nhân gián tiếp từ cuộc sống thất nghiệp và nghèo nàn của cảnh nghề nông thất bát” - ông này tâm sự. Cũng theo ông, từ khi cơn lốc gỗ sưa tràn về, hàng trăm thanh niên trong xã - đông nhất là ở làng Bàu Sen, ùn ùn vào rừng tìm cơ hội mong đổi đời. Nhưng hầu hết đều trở về trắng tay mà lời đồn thổi trúng gỗ vẫn khiến nhiều thanh niên khác vào rừng bất chấp cả tính mạng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét