03.05.2012
Tình hình ơn gọi trong Giáo Hội vừa mừng vừa lo: mừng vì sự gia tăng tại các Giáo Hội trẻ, nhưng tại các Giáo hội Kitô kỳ cựu, ơn gọi tiếp tục giảm sút, nhất là nơi các dòng tu. Tuy nhiên, cũng có một tin đặc biệt vui mừng đó là, tại Mỹ, sau 10 năm bão tố từ 2001 đến 2011, do những vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên gây ra, làm cho Giáo Hội này bị thiệt hại tài chính hàng tỷ Mỹ kim, nhưng nay về phương diện ơn gọi, Giáo Hội Công giáo Hoa Kỳ đang phục hồi đáng kể.
Phục hồi ơn gọi linh mục tại Mỹ
Thực vậy, trong năm 2011 có 467 tân linh mục tại Mỹ, và điều đáng nói là chủng viện tại Tổng giáo phận Boston trở thành biểu tượng của sự phục hồi. Boston vốn bị coi là trung tâm "địa chấn" của những vụ tố giác lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, từ đó lan sang nhiều giáo phận khác tại Mỹ. Ðức Hồng y Bernard Law, Tổng Giám mục giáo phận này, đã phải từ chức vì bị cáo là đã thuyên chuyển một số linh mục lạm dụng, từ giáo xứ này sang giáo xứ khác thay vị loại họ khỏi hàng giáo sĩ. Nhưng năm nay, Ðức Hồng y Sean Patrick O'Malley, dòng Capuchino, Tổng Giám mục giáo phận Boston, đã phải từ chối nhiều đơn xin gia nhập chủng viện giáo phận, vì không đủ chỗ.
Cả nhật báo tài chính Wall Street Journal ở New York cũng nói đến sự gia tăng bất ngờ về ơn gọi linh mục ở Mỹ, với một cuộc điều tra về điều mà họ gọi là "Công giáo chiến thắng". Báo này cho rằng sự phục hồi như vậy là do hàng ngũ Giám mục mới tại nước này có khuynh hướng bảo thủ, nhưng có óc sáng tạo, theo chiều hướng của Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI hiện nay.
Sự kiện tích cực trên đây tại Hoa Kỳ là điều trái ngược với tình trạng chung tại các nước Tây phương khác. Năm 2011, hơn một nửa các tân linh mục tại Hoa Kỳ ở lứa tuổi từ 25 đến 34. Và liên tiếp trong 5 năm trời, con số các cuộc truyền chức linh mục tại đây gia tăng. Trong số các tân linh mục tại nước này có cả những người tị nạn đến từ các nước bị bách hại, các cựu chiến binh, các cựu mục sư Tin lành và Anh giáo, hoặc giáo sĩ từ các tôn giáo khác trở lại. Số ơn gọi linh mục gốc Việt Nam tại Mỹ vào khoảng 5% tổng số ơn gọi toàn quốc.
Các con số trích từ Niên giám thống kê của Giáo Hội Công giáo hoàn vũ cho thấy rõ trên toàn Giáo Hội, ơn gọi gia tăng nhờ các nước thuộc thế giới thứ ba. Con số các chủng sinh và tu sinh ban Triết học và Thần học tại các chủng viện giáo phận hoặc trong các học viện của các dòng tu, tính chung trong toàn Giáo Hội, liên tục gia tăng trong 5 năm gần đây nhờ sự tăng trưởng tại các nước Á Phi. Nói chung, từ năm 2005 đến 2010, con số này tăng thêm 4%, tức là từ 112.439 lên 118.990.
Trong cùng thời gian đó, số chủng sinh tu sinh tại Âu Châu giảm 10.4%. Số đại chủng sinh tại Phi châu tăng 14.2% trong khi tại Á châu tăng 13% và tại Úc châu tăng 12.3%.
Trung tâm nghiên cứu ứng dụng tông đồ, gọi tắt là CARA, thuộc đại học Công giáo Georgetown ở thủ đô Washington đã thực hiện một cuộc nghiên cứu, và qua đó người ta thấy trong số chủng sinh tu sinh tại Mỹ có 69% là người da trắng, 15% là người Hispanic hoặc La tinh, và 10% đến từ Á châu Thái Bình Dương. Khoảng 1/3 những người chịu chức linh mục có một thân nhân là linh mục hoặc tu sĩ. Hơn một nửa có 2 anh em, 1/4 có 4 hoặc 5 anh em.
Phúc trình của tổ chức CARA cũng nhấn mạnh tới sự kiện trong số các tân linh mục được thụ phong, có 21% đã từng tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ trước khi vào chủng viện. 70% đã siêng năng đọc kinh Mân Côi, 65% tham dự các buổi chầu Mình Thánh Chúa trước khi đi tu. Thường thường các tân chủng sinh bắt đầu cảm thấy tiếng Chúa gọi vào khoảng 16 tuổi. 66% các chủng sinh cho biết đã được một linh mục khuyến khích nghĩ đến việc trở thành linh mục. 71% được một người bạn, một linh mục, ông, một người họ hàng, cha mẹ hoặc tín hữu trong giáo xứ khích lệ phân định ơn gọi linh mục, trong khi 50% cho biết bị khuyên đừng nghĩ đến việc làm linh mục.
Các chủng sinh cũng cho biết trong thời gian tiêu khiển, ngoài giờ học hành, 73% nghe nhạc, 67% đọc sách, 62% xem phim, 41% chơi bóng đá, 33% đi dạo, 33% làm bếp, và cũng một tỷ số tương tự chơi một nhạc cụ.
Tình trạng suy giảm ơn gọi tại Châu Âu
Diễn tiến gia tăng ơn gọi tại Hoa Kỳ là điều trái ngược với xu hướng xảy ra tại Ai-len, trước kia là một nước Công giáo sùng đạo nhưng nay trở thành một nước Tây phương bị tục hóa nặng nề và bị bão tố lạm dụng tính dục làm rung chuyển. Thực vậy, số ơn gọi linh mục tại đây tiếp tục giảm sút trầm trọng, như phúc trình thường niên mới nhất của Ủy ban nghiên cứu và phát triển thuộc Hội đồng Giám mục Ai-len cho thấy. Theo đó số linh mục tại đảo này lại giảm thêm 2%. Tỷ lệ số linh mục trên 80 tuổi ngày càng tăng so với các linh mục dưới 30 tuổi.
Ông Eoin O'Mahony, tác giả của phúc trình nghiên cứu nói rằng: "Sự suy giảm ơn gọi linh mục tại AiLen không phải là điều đáng ngạc nhiên. Từ nhiều năm nay chúng tôi biết rằng con số các tân linh mục không đủ để bù đắp số linh mục cao niên không còn hoạt động nữa hoặc số linh mục qua đời".
Sự suy giảm ơn gọi tại Ailen thực ra đã bắt đầu từ 4 thập niên qua. Nguyên do chủ yếu là trào lưu tục hóa, và trào lưu này càng được sự bành trướng kinh tế trong những năm gần đây đẩy mạnh. Những vụ lạm dụng tính dục liên hệ tới hàng giáo sĩ Ai-len từ thập niên 1990 càng không giúp lật ngược xu hướng giảm sút ơn gọi. Sự giảm sút lên tới mức tột độ trong thập niên 1990 ấy. Từ năm 2000 đến nay, con số linh mục tại Ailen giảm 10%.
Sang đến nước Pháp, tình hình ơn gọi cũng không khả quan hơn, tại đây cuộc khủng hoảng ơn gọi ngày càng sâu đậm: cách đây 45 năm, tức là vào năm 1966, tại Pháp có 566 tân linh mục mỗi năm, nhưng nay chỉ còn 90 tân linh mục, một con số cho thấy trong tương lai gần đây có bao nhiêu cộng đoàn không có linh mục và cũng không có các bí tích. Sự sa sút trầm trọng như vậy khiến cho nhiều người công khai nêu vấn đề có nên truyền chức linh mục cho những người có gia đình hay không.
Tại Italia, trong thập niên gần đây, số chủng sinh và tu sinh giảm 10.6%, tức là từ 6.315 thầy xuống còn 5.646, và số chủng sinh từ nước ngoài ngày càng gia tăng.
Tóm lại, ngoại trừ Hoa Kỳ, nơi có ảnh hưởng tích cực do số người từ Châu Mỹ La tinh đa số Công giáo nhập cư gia tăng, cuộc khủng hoảng ơn gọi là hiện tượng chung ở Tây phương. Người ta ghi nhận tại Châu Á có thêm gần 1.700 linh mục, Châu Phi thêm 760 vị, Châu Ðại dương thêm 52 và Châu Mỹ tăng thêm 40 vị so với năm trước đó, còn Châu Âu giảm mất 905 linh mục.
Những con số thống kê gần đây của Tòa Thánh cung cấp một phân tích tổng hợp về những năng động chính liên hệ tới Giáo Hội Công giáo tại 2.966 giáo phận trên trái đất.
Cả con số các nữ tu khấn dòng cũng qua tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Giáo Hội giảm mất gần 8.000 nữ tu trong một năm, từ 2009 đến 2010, tức là từ 729.000 chị xuống còn 721.000. Sự giảm sút diễn ra tại 3 đại lục Âu, Mỹ và châu Úc, trong đó Châu Âu giảm 2.9% nữ tu, Châu Úc giảm 2.6% và Châu Mỹ giảm 1.6%. Trái lại, tại Á Phi, số nữ tu gia tăng đáng kể, mỗi đại lục tăng 2%.
Những con số trên đây cũng là một lời mời gọi các tín hữu, mỗi người trong vị thế của mình, tích cực góp phần vào việc cầu nguyện và mục vụ ơn gọi. Về điểm này, trong Sứ điệp nhân Ngày cầu cho Ơn gọi vào Chúa nhật 29 tháng 4 năm 2012, Ðức Thánh Cha cũng nhắn nhủ rằng:
"Anh chị em thân mến trong hàng Giám mục, linh mục, phó tế, những người nam nữ thánh hiến, các giáo lý viên và nhân viên mục vụ, và tất cả anh chị em là những người dấn thân trong lĩnh vực giáo dục các thế hệ trẻ, tôi tha thiết nhắn nhủ anh chị em hãy chăm chú lắng nghe những người ở trong cộng đoàn giáo xứ, các hội đoàn và phong trào khi họ nhận thấy có những dấu hiệu về ơn gọi linh mục hoặc đời sống thánh hiến đặc biệt. Ðiều quan trọng là tạo nên trong Giáo Hội những điều kiện thuận lợi để họ có thể đi tới chỗ thưa "xin vâng" quảng đại đáp lại tiếng gọi yêu thương của Thiên Chúa.
"Một nghĩa vụ trong việc mục vụ ơn gọi là cống hiến những điểm định hướng để hành trình được kết quả. Yếu tố chủ yếu là yêu mến Lời Chúa, vun trồng một sự quen thuộc ngày càng gia tăng với Kinh Thánh và chăm chú và kiên trì cầu nguyện riêng và chung, để có thể nghe thấy tiếng Chúa gọi giữa bao nhiêu tiếng nói làm đầy đời sống thường nhật. Nhưng nhất là Thánh Thể là "trung tâm sinh tử" của mỗi hành trình ơn gọi: chính trong Thánh Thể mà tình yêu Thiên Chúa đánh động chúng ta trong hy tế của Chúa Kitô, biểu lộ hoàn hảo tình yêu và chính trong Thánh Thể chúng ta luôn luôn tái học hỏi cách sống tình yêu Chúa "ở mức độ cao". Lời Chúa, kinh nguyện và Thánh Thể là kho tàng quí giá để hiểu vẻ đẹp của một cuộc sống hoàn toàn tận hiến vì Nước Trời.
Tôi cầu mong rằng các Giáo Hội địa phương, qua các thành phần khác nhau, trở thành "nơi" chăm chú phân định và kiểm chứng sâu xa về ơn gọi, mang lại cho người trẻ nam nữ một sự đồng hành khôn ngoan và vững chắc về tinh thần. Qua cách thức ấy, cộng đồng Kitô trở thành một sự biểu lộ Tình Yêu của Thiên Chúa Ðấng giữ gìn nơi mình mọi ơn gọi. Năng động ấy đáp ứng những đòi hỏi của giới răn mới của Chúa Giêsu. Nó có thể diễn ra một cách hùng hồn và đặc biệt trong các gia đình gia đình Kitô, tình yêu gia đình vốn là sự diễn tả tình yêu của Chúa Kitô, Ðấng đã hiến mình vì Giáo Hội (Xc Ep 5,32). Trong các gia đình, "là những cộng đoàn sống động và yêu thương" (GS 48), người trẻ có thể cảm nghiệm tuyệt vời về tình yêu dâng hiến ấy. Thực vậy các gia đình không những là nơi ưu tiên để huấn luyện về nhân bản và Kitô, nhưng có thể là "chủng viện đầu tiên và tốt đẹp về ơn gọi sống đời thánh hiến cho Nước Chúa" (Gioan Phaolô II, Tông huấn Familiaris consortio, 53), giúp tái khám phá trong gia đình vẻ đẹp và tầm quan trọng của chức linh mục và đời sống thánh hiến. Các vị mục tử và tất cả các tín hữu giáo dân hãy luôn biết cộng tác để trong Giáo Hội có thêm nhiều "nhà và trường hiệp thông" theo kiểu mẫu Thánh Gia thất Nazareth, phản ánh một cách hài hòa trên trái đất cuộc sống của Ba Ngôi Thiên Chúa."
Phục hồi ơn gọi linh mục tại Mỹ
Thực vậy, trong năm 2011 có 467 tân linh mục tại Mỹ, và điều đáng nói là chủng viện tại Tổng giáo phận Boston trở thành biểu tượng của sự phục hồi. Boston vốn bị coi là trung tâm "địa chấn" của những vụ tố giác lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, từ đó lan sang nhiều giáo phận khác tại Mỹ. Ðức Hồng y Bernard Law, Tổng Giám mục giáo phận này, đã phải từ chức vì bị cáo là đã thuyên chuyển một số linh mục lạm dụng, từ giáo xứ này sang giáo xứ khác thay vị loại họ khỏi hàng giáo sĩ. Nhưng năm nay, Ðức Hồng y Sean Patrick O'Malley, dòng Capuchino, Tổng Giám mục giáo phận Boston, đã phải từ chối nhiều đơn xin gia nhập chủng viện giáo phận, vì không đủ chỗ.
Cả nhật báo tài chính Wall Street Journal ở New York cũng nói đến sự gia tăng bất ngờ về ơn gọi linh mục ở Mỹ, với một cuộc điều tra về điều mà họ gọi là "Công giáo chiến thắng". Báo này cho rằng sự phục hồi như vậy là do hàng ngũ Giám mục mới tại nước này có khuynh hướng bảo thủ, nhưng có óc sáng tạo, theo chiều hướng của Ðức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI hiện nay.
Sự kiện tích cực trên đây tại Hoa Kỳ là điều trái ngược với tình trạng chung tại các nước Tây phương khác. Năm 2011, hơn một nửa các tân linh mục tại Hoa Kỳ ở lứa tuổi từ 25 đến 34. Và liên tiếp trong 5 năm trời, con số các cuộc truyền chức linh mục tại đây gia tăng. Trong số các tân linh mục tại nước này có cả những người tị nạn đến từ các nước bị bách hại, các cựu chiến binh, các cựu mục sư Tin lành và Anh giáo, hoặc giáo sĩ từ các tôn giáo khác trở lại. Số ơn gọi linh mục gốc Việt Nam tại Mỹ vào khoảng 5% tổng số ơn gọi toàn quốc.
Các con số trích từ Niên giám thống kê của Giáo Hội Công giáo hoàn vũ cho thấy rõ trên toàn Giáo Hội, ơn gọi gia tăng nhờ các nước thuộc thế giới thứ ba. Con số các chủng sinh và tu sinh ban Triết học và Thần học tại các chủng viện giáo phận hoặc trong các học viện của các dòng tu, tính chung trong toàn Giáo Hội, liên tục gia tăng trong 5 năm gần đây nhờ sự tăng trưởng tại các nước Á Phi. Nói chung, từ năm 2005 đến 2010, con số này tăng thêm 4%, tức là từ 112.439 lên 118.990.
Trong cùng thời gian đó, số chủng sinh tu sinh tại Âu Châu giảm 10.4%. Số đại chủng sinh tại Phi châu tăng 14.2% trong khi tại Á châu tăng 13% và tại Úc châu tăng 12.3%.
Trung tâm nghiên cứu ứng dụng tông đồ, gọi tắt là CARA, thuộc đại học Công giáo Georgetown ở thủ đô Washington đã thực hiện một cuộc nghiên cứu, và qua đó người ta thấy trong số chủng sinh tu sinh tại Mỹ có 69% là người da trắng, 15% là người Hispanic hoặc La tinh, và 10% đến từ Á châu Thái Bình Dương. Khoảng 1/3 những người chịu chức linh mục có một thân nhân là linh mục hoặc tu sĩ. Hơn một nửa có 2 anh em, 1/4 có 4 hoặc 5 anh em.
Phúc trình của tổ chức CARA cũng nhấn mạnh tới sự kiện trong số các tân linh mục được thụ phong, có 21% đã từng tham dự Ngày Quốc tế Giới trẻ trước khi vào chủng viện. 70% đã siêng năng đọc kinh Mân Côi, 65% tham dự các buổi chầu Mình Thánh Chúa trước khi đi tu. Thường thường các tân chủng sinh bắt đầu cảm thấy tiếng Chúa gọi vào khoảng 16 tuổi. 66% các chủng sinh cho biết đã được một linh mục khuyến khích nghĩ đến việc trở thành linh mục. 71% được một người bạn, một linh mục, ông, một người họ hàng, cha mẹ hoặc tín hữu trong giáo xứ khích lệ phân định ơn gọi linh mục, trong khi 50% cho biết bị khuyên đừng nghĩ đến việc làm linh mục.
Các chủng sinh cũng cho biết trong thời gian tiêu khiển, ngoài giờ học hành, 73% nghe nhạc, 67% đọc sách, 62% xem phim, 41% chơi bóng đá, 33% đi dạo, 33% làm bếp, và cũng một tỷ số tương tự chơi một nhạc cụ.
Tình trạng suy giảm ơn gọi tại Châu Âu
Diễn tiến gia tăng ơn gọi tại Hoa Kỳ là điều trái ngược với xu hướng xảy ra tại Ai-len, trước kia là một nước Công giáo sùng đạo nhưng nay trở thành một nước Tây phương bị tục hóa nặng nề và bị bão tố lạm dụng tính dục làm rung chuyển. Thực vậy, số ơn gọi linh mục tại đây tiếp tục giảm sút trầm trọng, như phúc trình thường niên mới nhất của Ủy ban nghiên cứu và phát triển thuộc Hội đồng Giám mục Ai-len cho thấy. Theo đó số linh mục tại đảo này lại giảm thêm 2%. Tỷ lệ số linh mục trên 80 tuổi ngày càng tăng so với các linh mục dưới 30 tuổi.
Ông Eoin O'Mahony, tác giả của phúc trình nghiên cứu nói rằng: "Sự suy giảm ơn gọi linh mục tại AiLen không phải là điều đáng ngạc nhiên. Từ nhiều năm nay chúng tôi biết rằng con số các tân linh mục không đủ để bù đắp số linh mục cao niên không còn hoạt động nữa hoặc số linh mục qua đời".
Sự suy giảm ơn gọi tại Ailen thực ra đã bắt đầu từ 4 thập niên qua. Nguyên do chủ yếu là trào lưu tục hóa, và trào lưu này càng được sự bành trướng kinh tế trong những năm gần đây đẩy mạnh. Những vụ lạm dụng tính dục liên hệ tới hàng giáo sĩ Ai-len từ thập niên 1990 càng không giúp lật ngược xu hướng giảm sút ơn gọi. Sự giảm sút lên tới mức tột độ trong thập niên 1990 ấy. Từ năm 2000 đến nay, con số linh mục tại Ailen giảm 10%.
Sang đến nước Pháp, tình hình ơn gọi cũng không khả quan hơn, tại đây cuộc khủng hoảng ơn gọi ngày càng sâu đậm: cách đây 45 năm, tức là vào năm 1966, tại Pháp có 566 tân linh mục mỗi năm, nhưng nay chỉ còn 90 tân linh mục, một con số cho thấy trong tương lai gần đây có bao nhiêu cộng đoàn không có linh mục và cũng không có các bí tích. Sự sa sút trầm trọng như vậy khiến cho nhiều người công khai nêu vấn đề có nên truyền chức linh mục cho những người có gia đình hay không.
Tại Italia, trong thập niên gần đây, số chủng sinh và tu sinh giảm 10.6%, tức là từ 6.315 thầy xuống còn 5.646, và số chủng sinh từ nước ngoài ngày càng gia tăng.
Tóm lại, ngoại trừ Hoa Kỳ, nơi có ảnh hưởng tích cực do số người từ Châu Mỹ La tinh đa số Công giáo nhập cư gia tăng, cuộc khủng hoảng ơn gọi là hiện tượng chung ở Tây phương. Người ta ghi nhận tại Châu Á có thêm gần 1.700 linh mục, Châu Phi thêm 760 vị, Châu Ðại dương thêm 52 và Châu Mỹ tăng thêm 40 vị so với năm trước đó, còn Châu Âu giảm mất 905 linh mục.
Những con số thống kê gần đây của Tòa Thánh cung cấp một phân tích tổng hợp về những năng động chính liên hệ tới Giáo Hội Công giáo tại 2.966 giáo phận trên trái đất.
Cả con số các nữ tu khấn dòng cũng qua tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Giáo Hội giảm mất gần 8.000 nữ tu trong một năm, từ 2009 đến 2010, tức là từ 729.000 chị xuống còn 721.000. Sự giảm sút diễn ra tại 3 đại lục Âu, Mỹ và châu Úc, trong đó Châu Âu giảm 2.9% nữ tu, Châu Úc giảm 2.6% và Châu Mỹ giảm 1.6%. Trái lại, tại Á Phi, số nữ tu gia tăng đáng kể, mỗi đại lục tăng 2%.
Những con số trên đây cũng là một lời mời gọi các tín hữu, mỗi người trong vị thế của mình, tích cực góp phần vào việc cầu nguyện và mục vụ ơn gọi. Về điểm này, trong Sứ điệp nhân Ngày cầu cho Ơn gọi vào Chúa nhật 29 tháng 4 năm 2012, Ðức Thánh Cha cũng nhắn nhủ rằng:
"Anh chị em thân mến trong hàng Giám mục, linh mục, phó tế, những người nam nữ thánh hiến, các giáo lý viên và nhân viên mục vụ, và tất cả anh chị em là những người dấn thân trong lĩnh vực giáo dục các thế hệ trẻ, tôi tha thiết nhắn nhủ anh chị em hãy chăm chú lắng nghe những người ở trong cộng đoàn giáo xứ, các hội đoàn và phong trào khi họ nhận thấy có những dấu hiệu về ơn gọi linh mục hoặc đời sống thánh hiến đặc biệt. Ðiều quan trọng là tạo nên trong Giáo Hội những điều kiện thuận lợi để họ có thể đi tới chỗ thưa "xin vâng" quảng đại đáp lại tiếng gọi yêu thương của Thiên Chúa.
"Một nghĩa vụ trong việc mục vụ ơn gọi là cống hiến những điểm định hướng để hành trình được kết quả. Yếu tố chủ yếu là yêu mến Lời Chúa, vun trồng một sự quen thuộc ngày càng gia tăng với Kinh Thánh và chăm chú và kiên trì cầu nguyện riêng và chung, để có thể nghe thấy tiếng Chúa gọi giữa bao nhiêu tiếng nói làm đầy đời sống thường nhật. Nhưng nhất là Thánh Thể là "trung tâm sinh tử" của mỗi hành trình ơn gọi: chính trong Thánh Thể mà tình yêu Thiên Chúa đánh động chúng ta trong hy tế của Chúa Kitô, biểu lộ hoàn hảo tình yêu và chính trong Thánh Thể chúng ta luôn luôn tái học hỏi cách sống tình yêu Chúa "ở mức độ cao". Lời Chúa, kinh nguyện và Thánh Thể là kho tàng quí giá để hiểu vẻ đẹp của một cuộc sống hoàn toàn tận hiến vì Nước Trời.
Tôi cầu mong rằng các Giáo Hội địa phương, qua các thành phần khác nhau, trở thành "nơi" chăm chú phân định và kiểm chứng sâu xa về ơn gọi, mang lại cho người trẻ nam nữ một sự đồng hành khôn ngoan và vững chắc về tinh thần. Qua cách thức ấy, cộng đồng Kitô trở thành một sự biểu lộ Tình Yêu của Thiên Chúa Ðấng giữ gìn nơi mình mọi ơn gọi. Năng động ấy đáp ứng những đòi hỏi của giới răn mới của Chúa Giêsu. Nó có thể diễn ra một cách hùng hồn và đặc biệt trong các gia đình gia đình Kitô, tình yêu gia đình vốn là sự diễn tả tình yêu của Chúa Kitô, Ðấng đã hiến mình vì Giáo Hội (Xc Ep 5,32). Trong các gia đình, "là những cộng đoàn sống động và yêu thương" (GS 48), người trẻ có thể cảm nghiệm tuyệt vời về tình yêu dâng hiến ấy. Thực vậy các gia đình không những là nơi ưu tiên để huấn luyện về nhân bản và Kitô, nhưng có thể là "chủng viện đầu tiên và tốt đẹp về ơn gọi sống đời thánh hiến cho Nước Chúa" (Gioan Phaolô II, Tông huấn Familiaris consortio, 53), giúp tái khám phá trong gia đình vẻ đẹp và tầm quan trọng của chức linh mục và đời sống thánh hiến. Các vị mục tử và tất cả các tín hữu giáo dân hãy luôn biết cộng tác để trong Giáo Hội có thêm nhiều "nhà và trường hiệp thông" theo kiểu mẫu Thánh Gia thất Nazareth, phản ánh một cách hài hòa trên trái đất cuộc sống của Ba Ngôi Thiên Chúa."
G. Trần Ðức Anh, OP
0 nhận xét:
Đăng nhận xét