Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012


Posted: 20 Jun 2012 08:02 PM PDT
VRNs (21.06.2012) - Đồng Nai - Người Việt Nam vẫn tin vào định mệnh. Định mệnh là ý trời đã xếp đặt cho mỗi người mỗi hoàn cảnh. Vì thế, người ta tin rằng: con người sinh ra đều có số, có mệnh. Có người từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành đều nhàn hạ, mọi việc đều êm xuôi, gọi là số hưởng. Có người lại làm ăn thất bát và lắm hoạn nạn, chua cay gọi là số “con rệp”. Với quan niệm này, dường như định mệnh đã an bài mọi sự, thế nên:
“Con quan thì lại làm quan
Con sãi ở Chùa lại quét lá đa”.
Vì tin vào số mệnh đôi khi người ta cũng buông trôi theo số mệnh an bài. “Nằm chờ sung rụng” và thiếu trách nhiệm với cuộc sống của mình như những em thi rớt phổ thông vẫn tự an ủi mình “học tài thi phận”.
Theo giáo lý Kytô giáo dạy rằng: mỗi người sinh ra là do ý muốn đầy yêu thương của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa an bài cho con người sinh ra trong cuộc đời và đặt định cho con người một sứ mạng để hoàn thành mà ta thường gọi là “ơn gọi”. Ngài không áp đặt con người theo một phận số đã định nhưng để cho con người hoàn thành sứ mạng trong tự do và đầy đủ trách nhiệm.
Hôm nay ngày sinh nhật thánh Gioan Baotixita, vị tiền hô của Đấng cứu tinh nhân loại. Có thể nói sứ mạng và cuộc đời của Ngài là nét tiêu biểu cho cuộc đời của mỗi người chúng ta. Thánh Gioan Baotixita được sinh ra là do sự can thiệp đầy yêu thương của Thiên Chúa. Bà Elizabet đã mang thai trong lúc tuổi già. Ông Giacaria vì muốn một dấu lạ để ông tin vào chuyện đó nên sứ thần đã để ông bị câm cho tới khi Gioan Baotixita chào đời. Ơn gọi làm người của thánh nhân là trở thành ngôn sứ đi trước để mở đường cho Đấng cứu tinh. Điều đáng nói là về phần thánh nhân, một khi đã khôn lớn và nhận ra sứ mạng mà Thiên Chúa trao phó, ngài đã sống trọn vẹn cho sứ mạng đó, dù rằng phải trải qua tù đầy và cái chết đẫm máu.
Ngay khi nhận biết sứ mạng của mình là người dọn đường cho Đấng Cứu Thế, Gioan Baotixita đã rút lui vào trong hoang địa, sống khắc khổ, xa lánh mọi mời mọc, níu kéo của trần gian để sống trọn vẹn cho Thiên Chúa. Ông dọn đường cho Đấng cứu thế, bằng việc mời gọi mọi người sám hối ăn năn vì thời gian đã hết, Nước Thiên Chúa đã gần. Khi xong phận vụ của mình là kẻ dọn đường để “Người phải lớn lên còn tôi phải nhỏ đi”, Gioan Baotixita đã rút lui vào trong bóng tối. Cuối đời, Gioan Baotixita cũng lãnh nhận phúc tử đạo như bao phận số đã định cho cuộc đời của các tiên tri.
Mỗi người chúng ta sinh ra trong cuộc đời cũng có một sứ mạng để hoàn thành theo ý định của Thiên Chúa. Cách chung, sứ mạng đó nằm trong ơn gọi làm người của mình. Con người là hình ảnh Thiên Chúa, có khả năng hiểu biết và yêu mến Thiên Chúa. Con người phải sống theo lương tâm ngay thẳng để sống đúng phẩm giá làm người và hoàn thiện mình mỗi ngày nên tốt hơn. Ngoài ra, Thiên Chúa cũng để cho mỗi người một hoàn cảnh, một địa vị, một khả năng như phương thế để con người sống đúng ơn gọi làm người của mình. Như vậy, giá trị của đời người không hệ tại ở địa vị, hoàn cảnh, hay khả năng mà hệ tại ở việc con người biết nỗ lực hoàn thiện cuộc đời mình cho xứng với phẩm giá làm người.
Chính điều đó đã giúp cho thế giới hôm nay vẫn còn đó những con người biết qúy trọng nhân cách, qúy trọng tình người hơn là những danh lợi thú trần gian. Dù rằng, sống giữa một trào lưu hưởng thụ, nhiều người đã can đảm từ khước những đam mê thấp hèn để sống cao thượng theo phẩm giá làm người. Dù rằng, sống giữa một xã hội đầy ích kỷ, luôn đề cao cá nhân, nhiều người vẫn âm thầm lặng lẽ sống hết mình phục vụ tha nhân.
Vâng thế giới hôm nay vẫn còn đẹp, vì vẫn còn đó những tấm lòng biết sống cho tha nhân, biết vì lợi ích của tha nhân mà quên đi những niềm vui bất chính. Thế giới hôm nay vẫn còn đẹp, vì vẫn còn đó những con người không vì tiền mà bán rẻ lương tâm, không vì quyền mà sống luồn cúi, thấp hèn, không vì những ham muốn xác thịt mà bôi nhọ thanh danh. Thế giới hôm nay, vẫn còn đẹp, vì vẫn còn đó những con người biết hoàn thiện mình theo chân thiện mỹ mà Thiên Chúa đã an bài.
Đó cũng chính là sứ mạng tối hậu và khẩn cấp mà Chúa đang chờ đợi chúng ta hoàn thành trong thời đại hôm nay. Là người kytô hữu, chúng ta không thể sống thiếu trách nhiệm về cuộc sống của mình và của tha nhân. Chúng ta không thể vì những danh lợi thú trần gian để đánh mất phẩm giá và lương tri của một con người. Chúng ta càng không thể để cho những khuynh hướng xấu làm mất đi vẻ đẹp của phẩm giá con người “giống hình ảnh Thiên Chúa” nơi chúng ta. Đồng thời chúng ta cũng phải là những chứng nhân về chân thiện mỹ, về nét đẹp cao qúy của con người, và nhất là về ơn gọi của người kytô hữu là phải quy hướng về Thiên Chúa, sống cho Thiên Chúa và vì Thiên Chúa. Chúng ta phải hô to cho cả thế giới này thấy rằng: ngoài đời sống vật chất con người còn có sự sống thần linh, sự sống tương giao với Thiên Chúa. Con người phải tôn thờ và sống theo lề luật mà Thiên Chúa đã an bài. Sống theo ý định của Thiên Chúa, con người mới tìm được hạnh phúc và an bình đích thực trong cuộc sống hôm nay và đạt được cứu cánh hạnh phúc đời sau. Amen.
Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền
Posted: 20 Jun 2012 11:53 AM PDT
VRNs (21.06.2012) - Huế - Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp – Dòng Chúa Cứu Thế Huế thuộc Tổng Giáo phận Huế, ngày 17.06.2012 vừa qua đã tổ chức lễ tuyên hứa và phát chứng chỉ cho 29 em Bao đồng, đã hoàn tất chương trình giáo lý của giáo xứ sau 15 năm học.
Niềm hạnh mà các em hằng mong đợi trong suốt 15 năm học Giáo lý, kể từ khi đến tuổi mầm non cho đến lúc vào đại học, đã thật sự đến với các em trong buổi lễ sáng Chúa nhật XI thường niên (17.06.2012). Cũng như niềm hạnh phúc tràn ngập tâm hồn khi các em được rước Chúa lần đầu, thì hôm nay niềm vinh hạnh ấy được khơi lại và nhân đôi. Kể từ nay các em đã trở nên một Kitô hữu trưởng thành, các em có quyền và bổn phận tham gia mọi tổ chức, sinh hoạt trong Giáo xứ và Giáo phận. Đồng thời các em cũng có bổn phận và trách nhiệm sống, làm chứng cho niềm tin của mình trong xã hội như lời các em đã long trọng tuyên hứa.
Chương trình giáo lý thiếu nhi của Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Huế đã được hình thành theo một cách thức mới kể từ sau biến cố 1975, lúc đó cộng đoàn DCCT Huế chỉ còn lại 2 cha và 1 thầy (cha Micae Nguyễn Đình Lành, cha Phêrô Hoàng Diệp và thầy Fidéli Nhuận). Sau sự biến loạn của thời cuộc (1975), mọi sinh hoạt của Giáo xứ ĐMHCG Huế chỉ còn thu hẹp trong ngôi Thánh đường, và các lớp Giáo lý được hình thành. Các em thiếu nhi vào lớp Giáo lý theo đúng lớp học ở trường. Bắt đầu là lớp Khai tâm 1, và sau đó học hết lớp Khai tâm 4 thì vào lớp 3, tiếp theo các em học cho đến hết lớp 12 thì vào Bao đồng. Sau khi hoàn tất một năm học Bao đồng các em tuyên hứa và được cấp chứng chỉ đã hoàn thành chương trình Giáo lý thiếu nhi sau 15 năm học. Lúc này, theo tuổi đời thì các em đã trưởng thành và bắt đầu bước vào môi trường đại học. Về đời sống đạo, các em cũng được trưởng thành về mặt đức tin, các em vào đời, có bổn phận và trách nhiệm trong mọi sinh hoạt của Giáo xứ, một số em có thể được giữ lại làm Giảng viên Giáo lý. Được biết lớp đầu tiên tuyên hứa vào năm 1979 nhưng không có chứng chỉ, vì nhu cầu đòi hỏi sự hợp lệ cho đời sống đạo của một số người xa quê, thì đến năm 1981 mới bắt đầu cấp chứng chỉ cho đến ngày nay.
Trong ngày lễ tuyên hứa hôm nay, các em long trọng đọc lời tuyên hứa (tuyên thệ lại niềm tin của mình, tuyên hứa sống chứng tá niềm tin giữa đời và siêng năng trong các sinh hoạt của Giáo xứ…) trước bàn thờ và trước sự chứng kiến của cha chánh xứ và cộng đoàn, sau đó các em lần lượt tiến lên cung kính hôn sách Thánh và nhận chứng chỉ từ tay cha chánh xứ. Nhân Chúa Nhật XI thường niên hôm nay, Tin Mừng Mc 4,26-34 tường thuật Chúa Giêsu ví Nước trời bằng hai dụ ngôn: Hạt giống tự mọc lên và Hạt cải, Cha Bề trên chánh xứ đã chia sẻ trong bài giảng lễ: “Tất cả những cố gắng hoạt động của chúng ta nó nhỏ bé như hạt cải vậy, có khi không đủ gây sự chú ý cho ai cả… Cũng như các em Bao đồng hôm nay tuyên hứa tưởng rằng là chuyện lớn lao lắm, nhưng không, cũng chỉ nhỏ như hạt giống thôi…. Tất cả là ơn Chúa sẽ làm cho lớn lên và cho có mùa gặt…” (mời quí vị nghe toàn bộ bài giảng bằng audio).
Cũng trong ý thức đó, các em đã có lời cám ơn đến cha xứ và mọi người đã dẫn dắt, dạy dỗ các em nên người. Các em chia sẻ hết sự hạnh phúc và vui sướng của mình trong ngày tuyên hứa, từ nay các em sẽ nhiệt tâm sống đức tin và phục vụ Chúa trong Giáo hội và xã hội. Tuy vậy, các em vẫn còn thấy mình yếu đuối và nhỏ nhoi như hạt cải kia, luôn cần đến sự nâng đỡ của mọi người. Xin mọi người cầu nguyện cho các em Giáo xứ ĐMHCG Huế nói riêng và tất cả các bạn trẻ nói chung, xin Chúa hướng dẫn và chúc lành cho mọi công việc chúng ta làm, để Hội thánh Chúa có được mùa gặt bội thu và trở nên hình ảnh của Nước Trời.
F.X 75
Posted: 20 Jun 2012 11:41 AM PDT
VRNs (21.06.2012) – NCRegister – Một vụ trước Tòa án Bắc Nam Hoa Kỳ về Nhân quyền (Inter-American Court of Human Rights) có thể có hậu quả tiêu cực khắp Hoa Kỳ về hôn nhân và gia đình, tự do tôn giáo và chủ quyền quốc gia (national sovereignty).
Trường hợp này liên quan việc giám hộ trẻ em được thẩm phán Chilê thúc đẩy và đã bỏ hôn nhân của phụ nữ này để theo đuổi mối quan hệ đồng giới.
Jaime López Allende, người Chilê, đã bị tòa án buộc phải trợ cấp nuôi 3 cô con gái của mình từ 8 năm qua.
Mặc dù thực tế này, Ủy ban Bắc Nam Hoa Kỳ về Nhân quyền (Inter-American Commission on Human Rights) đã ủng hộ việc trợ cấp nuôi con cho vợ cũ của ông là Karen Atala. Ủy ban này ở Washington, D.C., kết luận rằng tòa án của Chilê đã vi phạm Hiệp ước Hoa Kỳ về Nhân quyền (American Convention on Human Rights) bằng cách từ chối trợ cấp nuôi con cho Atala vì “sự định hướng giới tính” (sexual orientation) của chị ta.
Quyết định không bắt buộc của ủy ban này hiện nay ở trước Tòa án Bắc Nam Hoa Kỳ về Nhân quyền, cơ quan dưới quyền của tổ chức Hiệp ước Hoa Kỳ về Nhân quyền để đưa ra các quy định không bắt buộc đối với các nước là thành viên của tổ chức này.
ĐGM Juan Ignacio González Errazuriz, GP San Bernardo, Chilê, cho biết: “Tôi tin ở đây có ý bịa đặt luật vượt quá phạm vi quốc gia không hợp lý để thay đổi các nền tảng chính của xã hội Chilê – hôn nhân và gia đình. Chắc chắn đây là mối quan ngại rất nghiêm trọng”.
Mối quan ngại của ĐGM González về vụ Atala được sự chia sẻ của Quỹ Phòng thủ Liên minh (Alliance Defense Fund), một tổ chức tại Arizona chuyên về bảo vệ tự do tôn giáo, về tính thiêng liêng của sự sống, về hôn nhân và gia đình. Theo bản tóm lược của Quỹ Quốc phòng Liên minh đệ trình Tòa án Bắc Nam Hoa Kỳ hồi tháng trước, quyết định của ủy ban này có 4 sai sót cơ bản.
Thứ nhất, bản tóm lược của Quỹ Phòng thủ Liên minh tranh luận rằng Tòa án Bắc Nam Hoa Kỳ hủy hoại chủ quyền quốc gia và “vượt quá thẩm quyền” bằng cách can thiệp vào vấn đề mà tòa án Chilê đã làm cho thích hợp với luật của nước mình và thủ tục kiện tụng. Thứ nhì, bản tóm lược chỉ ra rằng “sự định hướng giới tính” không được nhắc tới trong Hiệp ước về Nhân quyền và không có cơ quan quốc tế hợp pháp hoặc sự thống nhất quốc tế về “sự định hướng giới tính” là một phạm trù nhân quyền được bảo vệ.
Theo Quỹ Phòng thủ Liên minh, vấn đề thứ ba trong quyết định của ủy ban này là tòa án Chilê “quyết định rằng Karen Atala là người mẹ thiếu tư cách vì các lý do không liên quan sự định hướng giới tính của chị ta”. Các thẩm phán cân nhắc các phương diện trong đời tư của Atala liên quan sự đồng tính và thấy rằng chị ta là người mẹ không thích hợp để được trợ cấp nuôi con. Nhưng điều này không vi phạm “quyền đời tư” của Atala, như ủy ban đã kết luận, vì cách hướng dẫn tương tự của người “đúng giới tính” (heterosexual parent) tự nhiên được coi là thích hợp trong việc xác định việc giám hộ.

Hiểu sai
Cuối cùng, bản tóm lược của Quỹ Phòng thủ Liên minh xác nhận, mặc dù tòa án thấy rằng nhân quyền của Atala bị xâm phạm, điều đó vẫn bị ràng buộc để loại bỏ việc giám hộ của ủy ban vì luật quốc tế nói rằng mối quan tâm của trẻ em vẫn là chính đối với các yếu tố khác, và các yếu tố này làm cho Allende là người cấp dưỡng cao cấp.
Ủy ban có khuynh hướng phê bình trực tiếp trường hợp đó vì hiện nay ở trước Tòa án Bắc Nam Hoa Kỳ. Nhưng theo thông tin trang web, ủy ban này xác nhận việc vi phạm nhân quyền có thể bảo đảm ra lệnh viết lại luật quốc gia nếu tòa án quốc gia trả lại các quyết định đầy đủ hợp với luật hiện hành. Và khi ủy ban biết “sự định hướng giới tính” không có trong Hiệp ước Hoa Kỳ về Nhân quyền, họ xác nhận rằng điều này được hiểu ngầm theo thuật ngữ “điều kiện xã hội khác” trong Điều khoản 1.1 của Hiệp ước.
GS Luật Carmen Domínguez, giám đốc Trung tâm Gia đình thuộc ĐH Giáo hoàng ở Chilê, nói: “Đó là hiểu sai về Hiệp ước. Hiệp ước Hoa Kỳ không được phê chuẩn khi biết rằng nó được ủng hộ để trao quyền cho người ta tái xác định điều gì là nền tảng của các cơ quan chính và gia đình là một trong các nền tảng đó. Không có quy luật nào trong Hiệp ước cho phép điều đó”.
Một số các nhà hoạt động về luật, kể cả vài nhóm ở Hoa Kỳ, đang vận động ủng hộ ủy ban chấp nhận đòi hỏi trợ cấp của Atala. Domínguez coi trường hợp này là một phần trong các nỗ lực bắt buộc các vấn đề cơ bản đối với các nước Công giáo như Chilê.
Domínguez nói: “Vụ Atala được bịa đặt sai trái vì chúng ta không thể tìm ra một vụ khác ở Chilê về việc định hướng đồng giới của một người mẹ hay người cha và được thảo luận trước bồi thẩm đoàn. Rõ ràng chúng ta không thể nói có sự kỳ thị cố hữu dựa trên sự định hướng giới tính, dù tư pháp hoặc luật pháp, đó là mặt trái đã là tiền đề cho vụ việc”.

Không bắt buộc Hoa Kỳ
Domínguez nói rằng người Công giáo ở Hoa Kỳ nên quan ngại về ngụ ý của vụ việc. Bà nói: “Dĩ nhiên họ phải được quan tâm, bởi vì, như ĐGH Bênêđictô XVI đã lặp đi lặp lại, một trong các quy luật không thể thương lượng về đức tin của chúng ta là cách thúc đẩy của gia đình đặt nền tảng trong hôn nhân giửa người nam và người nữ. Và sau quyết định của tòa án, người ta nhận ra sự định hướng giới tính là phạm trù khả nghi, chắc chắn quy luật đó sẽ được chất vấn, không chỉ nhận thức về luật dân sự mà còn nhận thức về luật của Công giáo, các cơ quan và giáo huấn”.
Quyết định ủng hộ Atala sẽ không bắt buộc đối với Hoa Kỳ, đã được ký nhưng chưa được sự phê chuẩn của Thỏa hiệp Hoa Kỳ về Nhân quyền.
Nhưng nhà tư vấn Piero Tozzi của Quỹ Phòng thủ Liên minh, cũng là viện sĩ Viện Gia đình Công giáo và Nhân quyền (C-FAM – Catholic Family & Human Rights Institute), lưu ý rằng các quyết định về nhân quyền quốc tế được coi là tiền tố của tòa án Hoa Kỳ. Một ví dụ đáng kể là Tòa án Tối cao Hoa Kỳ năm 2003 đánh bại luật chống kê gian (anti-sodomy) của tiểu bang Texas. Nhà tư vấn Tozzi nói: “Điều xảy ra có ảnh hưởng Hoa Kỳ”.
TOM MCFEELY
TRẦM THIÊN THU

0 nhận xét:

Đăng nhận xét