Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012


Những câu hỏi thú vị

Tác giả: 
 Trầm Thiên Thu

 

 

 

Những câu hỏi thú vị



HỎI. Khủng long được tạo dựng trước hay sau khi Thiên Chúa tạo dựng ông Adam và bà Êva? Chúng có sống khoảng thời gian Đại hồng thủy? Nếu khủng long mới xuất hiện khoảng 5.000 tới 10.000 năm trước , vậy LÀM SAO chúng ta giải thích việc hóa thạch hàng triệu năm?
 
ĐÁP. Chúng ta biết rằng khủng long hiện hữu vì có một số chứng cớ từ những vật hóa thạch. Một câu hỏi thường xuyên mà người ta đặt ra là khủng long ăn khớp theo niên đại ở chỗ nào. Nếu con người hiện hữu không lâu trước đó (thường là khoảng 6.000–10.000 năm) thì làm sao chúng ta giải thích về thời gian lâu dài mà khoa học đã ấn định đối với khủng long? Chính xác là khủng long được tạo dựng khi nào?
 
Vấn đề này là do sự hiểu lầm liên quan niên đại như đã được phác họa trong Kinh thánh. Sự hiểu lầm phổ biến là MỌI SỰ đã được tạo dựng trước khi con người được tạo dựng từ bụi cát. Kinh thánh cho biết có sự tạo dựng TRƯỚC khi tạo dựng ông Adam và bà Êva. Mặc dù con người được tạo dựng vào ngày thứ sáu, con người KHÔNG là sinh vật đầu tiên được tạo dựng. Điều này thường bị bỏ qua vì cách hiểu không đúng về câu 2 của chương I trong sách Sáng thế.
 
Mặc dù CON NGƯỜI chỉ vài ngàn tuổi, TRÁI ĐẤT vẫn nhiều tuổi hơn. Nhiều hơn bao nhiêu? Ct không chắc vì Kinh thánh không nói về vấn đề này. Theo Kinh thánh, tuần lễ tạo dựng trong chương I của sách Sáng thế chỉ là tái tạo dựng. Hayah là tiếng Do Thái, nghĩa là “là” trong câu 2 của chương I trong sách Sáng thế, và có thể dễ bị dịch là “trở thành” hoặc “đã trở thành”. Cách dịch đúng của sách Sáng thế 1:1-2 là:
 
“Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước”.
 
HỎI. Cầu vồng và màu sắc cầu vồng là biểu tượng gì trong Kinh thánh? Màu sắc cầu vồng có ý nghĩa tâm linh?
 
ĐÁP. Thật thú vị, cầu vồng được nói đến chủ yếu trong cuốn sách đầu tiên (Sáng thế) và cuốn sách cuối cùng (Khải huyền) của bộ Kinh thánh. Việc nói đến cầu vồng cũng thấy có trong chương I của sách Êdêkien.
 
Trong sách Sáng thế, cầu vồng xuất hiện ngay sau lụt Đại hồng thủy để “rửa sách” những người xấu khỏi trái đất. Cầu vồng là biểu tượng của Lòng Chúa Thương Xót và Giao ước của Ngài đã thiết lập với ông Nôe (đại diện loài người) là sẽ không còn tiêu diệt thế giới theo cách đó nữa. Ngài đã thiết lập Giao ước cho mọi thế hệ:
 
Thiên Chúa phán: “Đây là dấu hiệu giao ước Ta đặt giữa Ta với các ngươi, và với mọi sinh vật ở với các ngươi, cho đến muôn thế hệ mai sau: Ta gác cây cung của Ta lên mây, và đó sẽ là dấu hiệu giao ước giữa Ta với cõi đất. Khi Ta cho mây kéo đến trên mặt đất và cây cung xuất hiện trong mây, Ta sẽ nhớ lại giao ước giữa Ta với các ngươi, và với mọi sinh vật, nghĩa là với mọi xác phàm; và nước sẽ không còn trở thành hồng thủy để tiêu diệt mọi xác phàm nữa. Cây cung sẽ ở trong mây. Ta sẽ nhìn nó để nhớ lại giao ước vĩnh cửu giữa Thiên Chúa với mọi sinh vật, nghĩa là với mọi xác phàm ở trên mặt đất” (St 9:12-16).
 
Đám mây có cầu vồng trong đó, theo một cách nào đó, là hình ảnh Thiên Chúa, như Xh 13 nói: “Đức Chúa đi đằng trước họ: ban ngày thì ở trong cột mây để dẫn đường, ban đêm thì ở trong cột lửa để soi sáng, nên họ có thể đi cả ban ngày lẫn ban đêm” (Xh 13:21).
 
 
Tổ phụ
Tuổi thọ
Tuổi lúc sinh con đầu lòng
Adam
930 tuổi
? *
Seth
912 tuổi
105 tuổi
Ênót
905 tuổi
90 tuổi
Cainan
910 tuổi
70 tuổi
Mahalêalen
895 tuổi
65 tuổi
Giarét
962 tuổi
162 tuổi
Enốc
365 tuổi
65 tuổi
Mathusêla
969 tuổi
187 tuổi
Lamếch
777 tuổi
182 tuổi
Nôe
950 tuổi
500 tuổi
Cuộc đời trước Đại hồng thủy trung bình là 857 tuổi
 
 
* Con trai đầu lòng của ông Adam là Cain và con thứ hai là Abel. Kinh thánh không nói về tuổi của ông Adam khi các con sinh ra. Seth sinh ra một thời điểm nào đó sau khi Cain giết Abel, khi đó ông Adam 130 tuổi.
 
 

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ CatholicCulture.org)


Thánh Kinh bằng hình Chúa Nhật 13 TNB

Thánh Kinh bằng hình Chúa Nhật 13 TNB
Mc 5, 21-43 {hoặc 21-24. 35-43}


Khi ấy, Chúa Giêsu đã xuống thuyền trở về bờ bên kia, có đám đông dân chúng tụ họp quanh Người, và lúc đó Người đang ở bờ biển. Bỗng có một ông trưởng hội đường tên là Giairô đến. Trông thấy Người, ông sụp lạy và van xin rằng: "Con gái tôi đang hấp hối, xin Ngài đến đặt tay trên nó để nó được khỏi và được sống".

Tiếng Đức: Jesus fuhr im Boot wieder ans andere Ufer hinüber und eine große Menschenmenge versammelte sich um ihn. Während er noch am See war,kam ein Synagogenvorsteher namens Jaïrus zu ihm. Als er Jesus sah, fiel er ihm zu Füßenund flehte ihn um Hilfe an; er sagte: Meine Tochter liegt im Sterben. Komm und leg ihr die Hände auf, damit sie wieder gesund wird und am Leben bleibt.



Chúa Giêsu ra đi với ông ấy, và đám đông dân chúng cũng đi theo chen lấn Người tứ phía.
{Vậy có một người đàn bà bị bệnh xuất huyết đã mười hai năm. Bà đã chịu cực khổ, tìm thầy chạy thuốc, tiêu hết tiền của mà không thuyên giảm, trái lại bệnh càng tệ hơn. Khi bà nghe nói về Chúa Giêsu, bà đi lẫn trong đám đông đến phía sau Người, chạm đến áo Người, vì bà tự nhủ: "Miễn sao tôi chạm tới áo Người thì tôi sẽ được lành". Lập tức, huyết cầm lại và bà cảm thấy trong mình đã được khỏi bệnh.

Tiếng Đức: Da ging Jesus mit ihm. Viele Menschen folgten ihm und drängten sich um ihn. Darunter war eine Frau, die schon zwölf Jahre an Blutungen litt.
Sie war von vielen Ärzten behandelt worden und hatte dabei sehr zu leiden; ihr ganzes Vermögen hatte sie ausgegeben, aber es hatte ihr nichts genutzt, sondern ihr Zustand war immer schlimmer geworden. Sie hatte von Jesus gehört. Nun drängte sie sich in der Menge von hinten an ihn heran und berührte sein Gewand.Denn sie sagte sich: Wenn ich auch nur sein Gewand berühre, werde ich geheilt. Sofort hörte die Blutung auf und sie spürte deutlich, dass sie von ihrem Leiden geheilt war.


Ngay lúc ấy, Chúa Giêsu nhận biết có sức mạnh đã xuất phát tự mình, Người liền quay lại đám đông mà hỏi: "Ai đã chạm đến áo Ta?" Các môn đệ thưa Người rằng: "Thầy coi, đám đông chen lấn Thầy tứ phía, vậy mà Thầy còn hỏi 'Ai chạm đến Ta?'!" Nhưng Người cứ nhìn quanh để tìm xem kẻ đã làm điều đó. Bấy giờ người đàn bà run sợ, vì biết rõ sự thể đã xảy ra nơi mình, liền đến sụp lạy Người và thú nhận với Người tất cả sự thật. Người bảo bà: "Hỡi con, đức tin của con đã chữa con, hãy về bình an và được khỏi bệnh".}

Tiếng Đức: Im selben Augenblick fühlte Jesus, dass eine Kraft von ihm ausströmte, und er wandte sich in dem Gedränge um und fragte: Wer hat mein Gewand berührt? Seine Jünger sagten zu ihm: Du siehst doch, wie sich die Leute um dich drängen, und da fragst du: Wer hat mich berührt? Er blickte umher, um zu sehen, wer es getan hatte. Da kam die Frau, zitternd vor Furcht, weil sie wusste, was mit ihr geschehen war; sie fiel vor ihm nieder und sagte ihm die ganze Wahrheit.
Er aber sagte zu ihr: Meine Tochter, dein Glaube hat dir geholfen. Geh in Frieden! Du sollst von deinem Leiden geheilt sein.



Người còn đang nói, thì người nhà đến nói với ông trưởng hội đường rằng: "Con gái ông chết rồi, còn phiền Thầy làm chi nữa?" Nhưng Chúa Giêsu đã thoáng nghe lời họ vừa nói, nên Người bảo ông trưởng hội đường rằng: "Ông đừng sợ, hãy cứ tin". Và Người không cho ai đi theo, trừ Phêrô, Giacôbê và Gioan, em Giacôbê.

Tiếng Đức: Während Jesus noch redete, kamen Leute, die zum Haus des Synagogenvorstehers gehörten, und sagten (zu Jaïrus): Deine Tochter ist gestorben. Warum bemühst du den Meister noch länger? Jesus, der diese Worte gehört hatte, sagte zu dem Synagogenvorsteher: Sei ohne Furcht; glaube nur!  Und er ließ keinen mitkommen außer Petrus, Jakobus und Johannes, den Bruder des Jakobus.


Các Ngài đến nhà ông trưởng hội đường và Chúa Giêsu thấy người ta khóc lóc kêu la ồn ào, Người bước vào và bảo họ: "Sao ồn ào và khóc lóc thế? Con bé không chết đâu, nó đang ngủ đó". Họ liền chế diễu Người. Nhưng Người đuổi họ ra ngoài hết, chỉ đem theo cha mẹ đứa bé và những môn đệ đã theo Người vào chỗ đứa bé nằm. Và Người cầm tay đứa nhỏ nói rằng: "Talitha, Koumi", nghĩa là: "Hỡi em bé, Ta truyền cho em hãy chỗi dậy!"

Tiếng Đức: Sie gingen zum Haus des Synagogenvorstehers. Als Jesus den Lärm bemerkte und hörte, wie die Leute laut weinten und jammerten,  trat er ein und sagte zu ihnen: Warum schreit und weint ihr? Das Kind ist nicht gestorben, es schläft nur. Da lachten sie ihn aus. Er aber schickte alle hinaus und nahm außer seinen Begleitern nur die Eltern mit in den Raum, in dem das Kind lag. Er fasste das Kind an der Hand und sagte zu ihm: Talita kum!, das heißt übersetzt: Mädchen, ich sage dir, steh auf!


Tức thì em bé đứng dậy và đi được ngay, vì em đã được mười hai tuổi. Họ sửng sốt kinh ngạc. Nhưng Người cấm ngặt họ đừng cho ai biết việc ấy và bảo họ cho em bé ăn.

Tiếng Đức: Sofort stand das Mädchen auf und ging umher. Es war zwölf Jahre alt. Die Leute gerieten außer sich vor Entsetzen. Doch er schärfte ihnen ein, niemand dürfe etwas davon erfahren; dann sagte er, man solle dem Mädchen etwas zu essen geben

HÍNH TÔ MÀU
     

VIDEO TIN CÔNG GIÁO THẾ GIỚI 29.06.2012



Ngày Quốc tế Chống nạn tra tấn

Một số nhận định của bà Fiorella Rathaus, đặc trách Uỷ ban Italia về Người Tị nạn, về các dự án trợ giúp các nạn nhân của tệ nạn tra tấn.
Thứ ba 26-6-2012 là Ngày Quốc tế Chống nạn Tra tấn. Ngày này đã do Liên Hiệp Quốc thành lập năm 1987, tức cách đây 25 năm, để gây ý thức cho người dân thế giới đối với một tệ nạn kinh khủng vẫn còn được duy trì tại nhiều nước, mặc dù đã có luật cấm. Mục đích của ngày này cũng là để tỏ tình liên đới với hàng chục triệu nạn nhân bị tra tấn, hay bị đối xử tàn ác vô nhân và hạ nhục phẩm giá con người. Ngoài ra, Ngày Quốc tế Chống nạn Tra tấn đã được Liên Hiệp Quốc thành lập để tái khẳng định quyền bình đẳng và các quyền bất khả xâm phạm của con người, là nền tảng của tự do, công bằng và hoà bình trên thế giới.
Tra tấn là một tội phạm chống lại nhân loại và nền dân chủ, vì nó xúc phạm tới các quyền con người và tàn ác không tha ai, kể cả các trẻ em, như các biến cố xảy ra mới đây bên Syria đã minh chứng. Nó là một tội phạm xảy ra tại các nước đang bị xâu xé vì chiến tranh xung khắc, hay bị cai trị bởi các chế độ độc tài, và cả trong các nước viện cớ “an ninh quốc gia” để duy trì hay dung thứ cho tội tra tấn. “An ninh quốc gia” là cớ được các chính quyền độc tài thường xuyên đưa ra để bắt bớ và bách hại các người bất đồng chính kiến, hay để tiêu diệt bất cứ ai mà họ coi là nguy hiểm cho quyền lực độc tài của họ. Tội danh rất mơ hồ của các nạn nhân luôn luôn là “vi phạm luật lệ an ninh quốc gia, gây rối loạn và phá hoại tình đoàn kết dân tộc”. Mơ hồ nhưng quá dư đủ để bị kết án và nhốt tù hàng chục năm, mặc dù họ chẳng có tội vạ gì. Điển hình như trong trường hợp của các nước còn đang bị chế độ cộng sản cai trị như Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam. Trong các chế độc tài đảng trị này, nhà nước không chỉ tra tấn các tù nhân, mà “tra tấn nhân dân toàn nước” với chính sách gian dối, lừa đảo “nói một đàng làm một nẻo”, quanh năm ngày tháng từ trung ương tới địa phương; với chủ trương ngu dân, nhồi sọ, lèo lái, độc quyền huy động toàn lực truyền thông bóp méo sự thật. Không chỉ bằng lòng với việc “nô lệ hoá toàn dân” bằng cách tước đoạt hết mọi quyền tự do của họ, với các báo đài và truyền hình nô lệ một chiều nhà nước liên lỉ “tra tấn tinh thần và tâm lý nhân dân toàn nước”, hết thập niên này sang thập niên khác.
Thống kê năm 2011 của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết trên thế giới vẫn còn có 101 quốc gia thi hành tra tấn, và trong nhiều trường hợp chống lại những ai tham gia các cuộc biểu tình chống chính quyền. Điều 1 của Tuyên ngôn Chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc công bố năm 1984 nhắc cho mọi người biết đây là “một hành động, qua đó người ta cố ý gây ra đau đớn hay khổ sở mạnh mẽ thể lý hay tâm thần cho một người, nhằm lấy tin tức hay các lời khai thú để trừng phạt hay đe doạ họ”. Đã có 145 nước phê chuẩn tuyên ngôn này, trong đó có Italia, nhưng cho tới nay, 21 năm sau khi ký nhận, chính quyền Italia vẫn chưa đưa ra luật chống nạn tra tấn.
Một số đông các nạn nhân của tra tấn là người tị nạn. Thống kê của Uỷ ban Italia đặc trách người tị nạn, từ 16 năm qua chuyên phối hợp các dự án tiếp đón và săn sóc người tị nạn, cho biết cứ 4 người tị nạn thì có 1 người là nạn nhân của tra tấn. Nhân Ngày Quốc tế Chống nạn Tra tấn, chiều 25-6-2012, Uỷ ban đã tổ chức một buổi trình diễn kịch nghệ do các người tị nạn đảm trách tại rạp hát Quirino ở Rôma. Cũng đã có các cuộc đốt đuốc biểu tình tại nhiều nơi.
Sau đây là một số nhận định của bà Fiorella Rathaus, đặc trách Uỷ ban Italia về Người Tị nạn, về các dự án trợ giúp các nạn nhân của tệ nạn tra tấn.
HỏiThưa bà, xin bà cho biết một vài nhận định và kinh nghiệm của bà đối với các nạn nhân của tệ nạn tra tấn.
Đáp: Người bị tra tấn thường là một người đã bị đánh đập trên thân xác, nhưng cũng rất thường khi bị đánh đập trong tâm thần nữa, vì thế, chúng tôi thích nói tới các “vết thương vô bình”. Đó là một người đã bị đánh đập để khai thác tin tức và bị bắt buộc phải cộng tác, nhưng cũng nhiều khi là để cho nạn nhân hay cộng đoàn mà nạn nhân là thành phần phải im lặng. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng tra tấn là một phương thế, qua đó người ta tìm cách bịt miệng bất cứ ai chống đối quyền bính đang cai trị bằng bất cứ cách nào. Tra tấn là cái gì nhắm huỷ diệt căn tính sâu xa của người bị tra tấn. Và rất tiếc nó là điều cũng được thi hành tại các nước mà chúng ta cho là dân chủ nữa. Tuyệt đối nó không phải chỉ là một hiện tượng xảy ra trong những trường hợp quá quắt, hay trong các chế độ độc tài; và trong các năm gần đây, chúng đã chứng minh cho thấy một cách tỏ tường như vậy.
HỏiThưa bà, nạn tra tấn cũng là tệ nạn liên quan tới phái tính. Trong số các nạn nhân cũng có nhiều phụ nữ, có đúng thế không?
Đáp: Đúng vậy. Và trên nữ giới thì nạn tra tấn luôn luôn được thi hành qua việc hãm hiếp họ. Các sự kiện đã xảy ra tại cựu Yugoslavi đã cho chúng ta biết rằng hãm hiếp phụ nữ là một “dụng cụ chiến tranh đích thực”. Trên thân thể của người đàn bà, người ta gây chiến giữa nam giới, trong một cách thức nào đó. Đây là một tệ nạn thê thảm không chỉ xảy ra tại cựu Yugoslavi, mà cũng đã xảy ra tại Rwuanda trên các phụ nữ Tutsi. Cho tới nay, chúng ta đã đề cập tới sự kiện phụ nữ bị sử dụng để tấn công cộng đoàn nam giới, nhưng thật ra nó cũng liên quan tới phụ nữ dấn thân trong lĩnh vực chính trị hay trong các lĩnh vực khác. Trong các trường hợp này, phụ nữ bị bách hại vì các lý do khác, và tra tấn luôn luôn và cần thiết là hình thức hãm hiếp.
HỏiCác nạn nhân mà Uỷ ban của quý vị trợ giúp đến từ các nước nào trên thế giới, thưa bà?
Đáp: Uỷ ban Italia Đặc trách Người Tị nạn thường gặp gỡ các nạn nhân đến từ Phi châu. Tuy nhiên cũng cần phải nói rằng tại Italia chẳng hạn, các người đến từ châu Mỹ Latinh xin tị nạn khá hiếm. Vì thế, tôi không muốn đưa ra một kết luận chung thực sự chú ý tới tình hình xảy ra trên thế giới. Chúng ta biết rằng tại hơn 100 quốc gia, nạn tra tấn rất phổ biến, và đó là điều khiến cho chúng tôi lo lắng. Nạn tra tấn cũng được sử dụng tại các nước nổi tiếng là “dân chủ”, vì thế tôi tránh định nghĩa các quốc gia tốt, các quốc gia xấu. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chúng tôi có nhiều nạn nhân đến từ các nước như Côte d’Ivoire, Cộng hoà Dân chủ Congo, là quốc gia bị nội chiến tàn phá từ bao nhiêu năm nay, và là nơi đã xảy ra các vụ tra tấn và bạo lực vượt ngoài mọi tiêu chuẩn và quy chiếu có thể có. Thế rồi cũng có các kinh nghiệm tột cùng của các nạn nhân đến từ các nước như Afghanistan, một quốc gia bị chiến tranh tàn phá. Rồi cũng còn có Somalia nữa. Thật khó mà chỉ cho thấy đâu là đầu và đâu là cuối của danh sách. Mới đây, chúng tôi đã tiếp nhận nhiều người đến từ Eritrea, họ đã bị tra tấn tại quê hương đất nước của họ, và cũng bị tra tấn trong cuộc hành trình, rồi trong thời gian sống trong các trại giam bên Lybia nữa.
HỏiThưa bà Rathaus, có yếu tố nào chung cho tất cả các nạn nhân qua tới Italia không: họ hoàn toàn bị tàn phá, hay căn tính của họ bị huỷ hoại?
Đáp: Vâng, tuyệt đối là như thế. Điều xảy ra như phản ứng từ con người của họ bộc lộ ra ngoài là sự “bùng nổ tâm linh”. Và đấy là mục đích mà nạn tra tấn nhắm tới: đó là huỷ diệt căn tính sâu xa của con người họ. Chúng tôi từng trông thấy những người gặp các khó khăn cùng cực. Nhìn thấy sự dữ một cách cận kề như vậy, sự dữ nhập thể, sự dữ mà một người cố ý làm cho một người khác, là một kinh nghiệm tuyệt đối không thể nào tả nổi. Tôi phải nói rằng đó là một kinh nghiệm, mà đối với cả chúng tôi là những người nghe kể lại các chuyện khác nhau, nó cũng tàn phá và không thể kể được. Thật ra, chúng ta thử tìm các từ của con người để bước vào trong một lĩnh vực không còn tí gì là nhân bản nữa, mà chỉ còn là vô nhân thuần tuý mà thôi.
HỏiTrong các năm qua, tức từ hơn 15 năm qua, Uỷ ban Italia Đặc trách Người Tị nạn đã đề ra một loạt các hoạt động nhằm nâng đỡ các anh chị em nạn nhân của tra tấn: từ trợ giúp pháp lý cho tới trợ giúp tâm lý… Thế thì có khả thế phục hồi nào cho các nạn nhân hay không, thưa bà?
Đáp: Tại những nơi việc trợ giúp được thực hiện sớm, thì chắc chắn có các khả thể phục hồi. Tra tấn nhắm tàn phá căn tính sâu xa của bản vị con người. Nhiệm vụ của chúng tôi là tái lập cho bản vị của họ tất cả những gì có thể giúp họ hồi phục các mảnh căn tính đã bị xé rách và huỷ hoại đó, tất cả những gì có thể giúp các nạn nhân nối kết lại các mảnh căn tính bị vỡ vụn ấy. Tại những nơi có thể can thiệp một cách mau chóng trong việc săn sóc y tế và tâm lý, có sự thành công đối với các khả năng hồi phục một cách rõ ràng. Chúng là các vết thương bên trong, bị chôn vùi đâu đó trong tâm trí, và nguy cơ đó là chúng có thể tái xuất hiện. Mặc dầu vậy, có thể thành công trong việc đạt tới một mức độ sống đứng đắn nào đó, và chúng tôi phải nhắm tới việc đạt mức độ ấy. Nói đến chuyện lành hoàn toàn là điều hơi lý thuyết. Nhưng chắc chắn là chúng tôi trợ giúp các nạn nhân trong các lộ trình hồi phục khiến cho chúng tôi phải nín thở, sau 15 năm hoạt động; và cũng rất may là chúng trao trả cho chúng tôi các cảm xúc nền tảng sâu đậm của con người. (RG 25-6-2012)
Linh Tiến Khải
Nguồn: Radio Vatican