Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Hội Đức Mẹ Mân Côi Hòa Ninh mừng bổn mạng

Hình ảnh lễ Quan Thầy Hội Mân Côi Hòa Ninh diễn ra lúc 9 giờ 00 thứ 5 ngày 31 tháng 10 năm 2013 tại giáo xứ Hòa Ninh.

Giáo xứ Hòa Ninh tổ chức dâng hoa kính Mẹ Mân Côi bế mạc tháng Mân Côi

Hình ảnh giáo xứ Hòa Ninh long trọng tổ chức cung nghinh kiệu Đức Mẹ Mân Côi xum quanh nhà thờ và dâng hoa kính Mẹ.

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Đổi mới giáo dục từ gia đình


caunguyenLại một lần nữa, Chính quyền Việt Nam hứa hẹn sự đổi mới trong giáo dục. Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định rằng giáo dục và đào tạo phải “được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội”. Cũng trong bài phát biểu này, ông trình bày cái nhìn về mục tiêu của giáo dục là “giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước…”.
Chuyện đổi mới giáo dục ở Việt Nam là chuyện ai cũng nói tới, rồi cuối cùng ai cũng nản vì thấy mọi sự chẳng thay đổi gì, tình hình ngày càng tệ hơn về mọi mặt: trí thức, đạo đức, nhân cách. Tuy nhiên trong phát biểu lần này của ông Tổng bí thư, người ta ghi nhận một biến chuyển tuy nhỏ nhưng quan trọng. Đó là nói đến “yêu gia đình” trước, rồi mới đến “yêu Tổ quốc”. Giải thích về sự thay đổi này, ông Vũ Ngọc Hoàng, ủy viên Ban chỉ đạo đổi mới giáo dục, nói: “Tổ quốc phải bắt đầu từ gia đình. Ngay truyền thuyết về đất nước Việt Nam cũng bắt nguồn từ câu chuyện một gia đình, từ bọc trăm trứng Âu Cơ – Lạc Long Quân mà tỏa ra thành đồng bào cả nước. Nói gần gũi hơn, một đứa trẻ từ môi trường giáo dục mầm non, rồi phổ thông, và kể cả ở cấp học cao hơn nữa, sợi dây liên kết mãnh liệt nhất với các em, chiếc nôi hình thành nhân cách không gì khác hơn là gia đình… Nếu không giáo dục lớp trẻ biết yêu gia đình thì khó có thể hi vọng họ sống chết cho Tổ quốc… Trong ba yếu tố ‘gia đình’, ‘nhà trường’, xã hội’, thì gia đình là yếu tố khởi đầu và vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người” (Tuổi Trẻ, 11-10-2013).
Việc thay đổi “điểm nhấn” này đã gặp được những phản hồi tích cực. Ông chủ tịch hội Tâm lý giáo dục ở Hà Nội chia sẻ: “Dạy trẻ biết yêu những gì gần với các em nhất, coi đó là khơi nguồn để gây dựng sự hiểu biết, tình yêu lớn hơn với dân tộc, đất nước, (điều đó) nằm trong hành trình hợp lý với nhận thức của các em”. Một nhà quản lý giáo dục khác phát biểu: “Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình hòa thuận, hạnh phúc, văn minh thì tất yếu đất nước sẽ phát triển vững bền. Tôi rất tâm đắc với mục tiêu giáo dục này”.
Trên đây chỉ là một vài ý kiến của những vị có trách nhiệm cao trong xã hội. Nếu được hỏi ý kiến, chắc chắn phần lớn người dân đều đồng tình với sự đề cao vai trò của gia đình trong tiến trình giáo dục. Bởi lẽ đó là một điều gì rất tự nhiên và phù hợp với kinh nghiệm sống của bản thân cũng như kinh nghiệm xã hội. Người công giáo chắc chắn còn vui mừng hơn nữa vì từ xưa đến nay, Hội Thánh công giáo vốn trân trọng và đề cao vai trò của gia đình đến nỗi coi việc giáo dục con cái là “quyền và bổn phận hàng đầu, bất khả nhượng của cha mẹ”. Chỉ tiếc là phải mất quá nhiều năm nhà cầm quyền mới nhận ra được giá trị đích thực của những gì vốn rất giản đơn và minh bạch.
Không hẹn mà hò, cũng vào thời điểm này, trong Thư Chung 2013, Hội đồng Giám mục Việt Nam kêu gọi Cộng đồng Dân Chúa thực hiện kế hoạch Phúc-Âm-hóa kéo dài 3 năm, và năm đầu tiên, 2014, được dành cho nỗ lực Phúc-Âm-hóa đời sống gia đình. Ngoài ra, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng quyết định triệu tập Thượng Hội Đồng Giám Mục khóa ngoại lệ vào tháng 10/2014 về chủ đề Chăm sóc mục vụ cho Gia đình. Ước mong đây sẽ là tín hiệu tốt cho nỗ lực củng cố đời sống gia đình và góp phần tích cực vào việc chấn hưng giáo dục trong lòng xã hội.
Thiên Triệu
- See more at: http://lamhong.org/2013/10/25/doi-moi-giao-duc-tu-gia-dinh/#sthash.sbwrpV5P.dpuf

ĐẠO HIẾU



Tháng Mười Một được Giáo hội Công giáo dành riêng để cầu nguyện cho các linh hồn, đồng thời nhắc nhở mọi người nhớ tới tiền nhân, nhất là cha mẹ mình. Điều đó chứng tỏ Giáo hội Công giáo quan tâm chữ Hiếu chứ không như những người ngoài Công giáo hiểu lầm!

Tột cùng Thiện không gì bằng Có Hiếu, tột cùng Ác không gì bằng Bất Hiếu. Đó là đạo làm người. Dù là ai trong tôn giáo hay cuộc sống đời thường, từ kẻ cùng đinh trong xã hội tới người có quyền lực cao nhất, trước tiên người ta phải LÀM NGƯỜI, tức là có Đạo Làm Người. Không giữ Đạo Làm Người thì kẻ đó phải bị nguyền rủa.

Kinh thánh dạy: “Mỗi người phải kính sợ cha mẹ” (Lv 19:3), “Bất cứ người nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử. Nó đã nguyền rủa cha mẹ, thì máu nó đổ xuống đầu nó” (Lv 20:9), và “Đáng nguyền rủa thay kẻ khinh dể cha mẹ!” (Đn 27:16). Với người Công giáo, nhà có người qua đời được gọi là “Nhà Hiếu”. Chắc hẳn không phải ngẫu nhiên mà tiền nhân đã dùng hai chữ đó! Và Hiếu cũng là một đạo: Đạo Hiếu. Đạo là đường ngay nẻo chính mà ai cũng phải bước theo suốt đời!

Trong một buổi phát sóng tên một kênh truyền hình của Việt Nam , có một câu chuyện thật thương tâm về tình mẫu tử. Nghe xong chắc hẳn ai cũng phải “nóng máu” mà thương cho bà cụ và căm phẫn đứa con “xác người, dạ thú” kia!

Bà cụ năm nay đã 81 tuổi, ở Hà Nội (rất tiếc là nhà đài không cho biết tên tuổi và nơi ở cụ thể, vì lý do “tế nhị”). Chồng bà đã mất lâu. Bà một mình nuôi 3 đứa con: Đứa con trai lớn là con nuôi, 53 tuổi; đứa con thứ hai 45 tuổi; và đứa con gái thứ ba 42 tuổi. Các con bà đã có gia đình riêng. Cha mẹ luôn yêu thương con cái. Với người Bắc và người Trung, cha mẹ yêu con đến nỗi quên mình và không mong con các sẽ đền đáp (người Nam thì nuôi con và hy vọng chúng sẽ đền đáp). Với bà cụ đau khổ kia cũng coi con trai là “của để dành” – vì dân Việt thường ảnh hưởng sâu nặng quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (1 con trai coi là “có”, 10 con gái coi như “không”).

Đứa con nuôi và cô con gái út không có vấn đề gì. Đứa con trai 45 tuổi do bà rứt ruột đẻ ra lại có vấn đề nghiêm trọng. 19 năm anh ta lấy vợ thì bà ăn riêng 18 năm, dù ở chung nhà. Vì tuổi cao sức yếu, nay ốm mai đau, bà mới ăn chung và “lệ thuộc” vào vợ chồng anh ta khoảng 1 năm nay. Khi bà nằm bệnh viện, anh ta thường xuyên vào thăm và “rỉ tai” khiến bà ký giấy cho xong, vì bà quá mệt mỏi cả tinh thần lẫn thể lý. Thế là anh ta tráo trở, làm sổ đỏ và tách hộ khẩu, đất đai do anh ta đứng tên. Anh ta đã lừa chính mẹ ruột mình!

Chuyện không chỉ vậy. Hàng ngày, anh ta luôn “kiếm chuyện” la hét bà, mọi thứ đều đổ lỗi cho bà, thậm chí là đánh đập bà như cơm bữa mà không hề thương tiếc. Cô con dâu là giáo viên cấp I (sic!), đã không can ngăn chồng làm ác mà còn “đổ dầu vào lửa”. Cô ta cũng kiếm chuyện “đá thúng đụng nia, đá mèo khoèo rế”, vào hùa với chồng để hành hạ mẹ. Cứ đến bữa cơm thì cô ta lại la rầy đứa con: “Già rồi còn ngu”. Mới đây, không biết cô con dâu giáo viên “to nhỏ” với chồng thế nào mà anh ta tức tốc về nhà tát bà cụ mấy cái, rồi đuổi bà cụ ra khỏi nhà.

Cô con gái út nhiều lần khuyên can anh nhưng vô ích. Anh ta còn dõng dạc tuyên bố: “Quyền ở tay ông, lôi thôi ông đuổi khỏi nhà. Có tiền không chịu bỏ ra, chết ông bỏ thối”. Nghe những lời anh ta nói mà “nổi da gà” và “rởn tóc gáy”. Vì tham lam mà anh ta bất chấp đạo lý làm người, đạo là con với mẹ mình! Thật vậy, lòng tham không có đáy, “dù đá có biến thành vàng thì lòng người vẫn không thỏa mãn” (Ngạn ngữ Trung Hoa).

Balze nói: “Lòng Mẹ là vực sâu mà dưới đáy luôn có sự bao dung”. Nhưng bà cụ kia đã chịu đựng quá nhiều, bà đã kiệt sức, cuối đời mà bà không được thanh thản. Và nay bà làm đơn kiện đứa con “trời đánh” đó, nhưng lòng người mẹ còn băn khoăn không biết bà làm vậy có quá đáng không.

Ước mong sao những người con hãy tỉnh thức mà báo hiếu phần nào với song thân phụ mẫu – dù không bao giờ có thể đền ơn đáp nghĩa đủ, nếu không sẽ không còn cơ hội, vì Petit Sein đã xác định: “Cái chết của người mẹ là nỗi đau buồn thứ nhất khi người ta khóc mà không có mẹ bên cạnh dỗ dành”.

Người ta có thể chọn nhiều thứ nhưng không thể chọn cha mẹ, dù cha mẹ có thế nào thì vẫn là người sinh thành và dưỡng dục, dù con có lớn mấy (thành cha mẹ, thành ông bà) thì cũng vẫn là con của cha mẹ mình. Công lao sinh dưỡng lớn lao lắm:

Công cha nặng lắm, ai ơi!
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

Người ta có thể tìm lại được nhiều thứ đã mất, nhưng không bao giờ tìm lại được cha mẹ đã mất. Khi các ngài qua đi, không còn trên cõi đời này, chúng ta sẽ cảm thấy hụt hẫng, trống vắng, để rồi...

Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi
Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương!

Chữ Hiếu lớn lao và quan trọng lắm. Chẳng ai trả công sinh dưỡng đúng mức cho cha mẹ, mà chính các ngài cũng chẳng mong con cái đáp đền, nhưng làm người phải biết đạo làm người, và làm con phải biết đạo làm con – dù người đó là ai:

Lo đêm rồi lại lo ngày
Ở sao hiếu thảo cho tày phận con

TRẦM THIÊN THU


Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Trở về cát bụi


Trở về cát bụi

 Vì nghe lời đường mật của ma quỷ, và kiêu ngạo muốn bằng Thiên Chúa, ông bà Nguyên Tổ đã phạm tội bất tuân, thế nên Thiên Chúa nói: “Ngươi sẽ phải đổ mồ hôi trán mới có bánh ăn, cho đến khi trở về với đất, vì từ đất, ngươi đã được lấy ra. Ngươi là BỤI ĐẤT, và sẽ trở về với BỤI ĐẤT” (St 3:19).

Tháng Cầu Hồn và Mùa Chay là dịp thuận tiện để chúng ta tái chân nhận số kiếp phàm nhân mong manh và hữu hạn của mình. Ai cũng một lần về với cát bụi. Về với cát bụi là chết. Chết là điều thật hơn sự thật, chắc chắn 100%, dù chúng ta vẫn thắc mắc: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi…” (Cát Bụi – NS Trịnh Công Sơn). Và cụ thi hào Nguyễn Du cũng xác định: “Trăm năm còn có gì đâu! Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì” (Truyện Kiều).

NS Lê Dinh (*) đã cảm nhận cuộc đời ngắn ngủi nên ông sáng tác ca khúc “Trở Về Cát Bụi”. Một ca khúc được nhiều ca sĩ thể hiện, và cũng được nhiều người yêu thích. Không biết ông có là Kitô hữu hay không, nhưng ý tưởng đầy tính triết lý sống, gần gũi đời thường và rất giống tư tưởng Công giáo.

Ca khúc “Trở Về Cát Bụi” được viết ở âm thể thứ (đoản), man mác buồn nhưng không ủy mị, gợi những suy tư thực tế: “Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó, Trời đã ban cho ta cám ơn Trời dù sống thương đau. Mai kia chết rồi trở về cát bụi giàu khó như nhau, nào ai biết trước số phận ngày sau ông trời sẽ trao”. Giàu hay nghèo cũng vẫn biết cám ơn Trời. Hay quá! Bởi vì chính những gì mình đang sở hữu cũng không là của mình, và rồi ai cũng ra đi với hai bàn tay trắng. Bước vào cuộc đời không có gì, giã biệt cuộc đời cũng chẳng đem theo gì. Dù là ai thì mọi người hoàn toàn bình đẳng và như nhau: Tay trắng!

Thật vậy, NS Lê Dinh phân tích: “Này nhà lớn lầu vàng son, này lợi danh, chức quyền cao sang, có nghĩa gì đâu, sao chắc bền lâu, như nước trôi qua cầu”. Tất cả chỉ là “con số không”. Thế mà người ta vẫn tranh giành nhau, kèn cựa nhau từng ly từng tí. Vật chất đã vậy, những thứ trừu tượng cũng chẳng hơn gì: “Này lời hứa, này thủy chung, này tình yêu, chót lưỡi đầu môi, cũng thế mà thôi, sẽ mất ngày mai, như áng mây cuối trời”. Ôi, thế thái nhân tình!

Thắp nhang, cúng trái cây, đốt vàng mã hoặc thứ này, thứ nọ, đó chỉ là cảm nhận phàm phu tục tử, là ý nghĩ nông cạn của con người. Người vô hình đâu có như người hữu hình, vì hai “lối sống” hoàn toàn khác biệt!

Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng. Biết mình và biết đời để không luyến tiếc, không ác tâm, không kiêu căng, không lọc lừa, không gian dối: “Sống trên đời này tựa phù du có đây lại rồi lại mất, cuộc sống mong manh xin nhắc ai đừng đổi trắng thay đen. Nào người sang giàu, đừng vì tham tiền bỏ nghĩa anh em, người ơi xin nhớ cát bụi là ta, mai này chóng qua”. Biết vậy nhưng không bi quan, không yếm thế, mà chúng ta sẽ “vô tư” và sống thoải mái hơn, vì “đời là thế” mà!

Phần Coda được lặp đi lặp lại như lời xác định và nhắc nhở, đầy chất tâm linh: “Người nhớ cho ta là cát bụi trở về cát bụi, xin người nhớ cho!”. Bài hát kết thúc, cũng như cuộc đời chúng ta sẽ kết thúc bất cứ lúc nào. Hãy cố gắng chuẩn bị bằng cách “thắp đèn sáng mà chờ đón Chúa”.

Nhận biết thân phận mềm yếu của mình thì mới có thể sống tốt hơn, mà có muốn chối bỏ cũng chẳng được! Thế thì tại sao lại không chấp nhận để mà thanh thản sống? Vì như thế mới có thể tự giải thoát mình, tự gỡ bỏ những “xiềng xích” để tự giải phóng mình. Đó là khôn ngoan vậy!

Có câu chuyện “Bán Sự Khôn Ngoan” thế này:

Một ngày nọ, triết gia Diogène (Hy Lạp) đến giữa chợ Athènes và dựng lên một căn lều với tấm bảng ghi đậm hàng chữ: “Ở đây có bán sự khôn ngoan”.

Một bậc khoa cử tình cờ đi qua căn lều, đọc được lời rao và cười thầm trong bụng. Muốn biết phía sau căn lều ấy có những gì, ông mới sai người đầy tớ cầm tiền để dò la và mua cho được cái mà người bán gọi là sự khôn ngoan.

Người đầy tớ cầm tiền ra đi làm theo lời căn dặn của chủ. Anh ta đưa cho Diogène 3 hào và nói rằng chủ của anh muốn có sự khôn ngoan. Cầm lấy 3 hào bỏ vào túi, triết gia Diogène ôn tồn và thản nhiên nói với người đầy tớ: “Anh hãy về đọc lại cho chủ anh nghe câu này: ‘Trong tất cả mọi sự, hãy nghĩ đến cùng đích’. Vậy nhé!”.

Vị khoa cử thành Athènes vô cùng thích thú vì lời khôn ngoan này. Ông đã cho viết trước cửa nhà như khuôn vàng thước ngọc để chính ông suy niệm mỗi ngày, và cũng để mọi người đi qua trước nhà ông đều có thể đọc được: “Trong tất cả mọi sự, hãy suy nghĩ đến cùng đích”.

Nghĩ tới cái chết không là tư tưởng tiêu cực, bi quan, chán đời hoặc yếm thế, mà lại chính là KHÔN NGOAN.

TRẦM THIÊN THU

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Ông Phêrô Trương Sự qua đời!

" Sự sống chỉ thay đổi chứ không mất đi "
Ông Phêrô Trương Sự sinh ngày 20 tháng 3 năm 1941 tại xóm Tiền Miếu xứ Hòa Ninh đã được Chúa gọi về lúc 2 giờ ngày 13 tháng 10 năm 2013 ( tức 09. 09  quý tỵ ) hưởng thọ 73 tuổi, Thánh lễ An táng tại nhà thờ Hòa Ninh lúc 13 giờ ngày 14 tháng 10 năm 2013 do cha Phêrô Nguyễn Văn Hùng quản xứ Diên Trường chủ tế thánh lễ. Linh cữu ông sau lễ An Táng được an nghĩ tại nghĩa địa Đồng Chăm, chúng ta hãy cầu nguyện cho linh hồn ông được mau về nước Chúa trên Thiên Đàng.

Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Ông Phaolo Nguyễn Văn Xuân qua đời!

" Sự sống chỉ thay đổi chứ không mất đi " Ông Phaolo Nguyễn Văn Xuân sinh năm 1939 tại xóm Hậu Thôn xứ Hòa Ninh đã được Chúa gọi về vào lúc 8 giờ 00 ngày 10 tháng 10 năm 2013 tức  ( 06. 09 Quý Tỵ ) hưởng thọ 75 tuổi, thánh lễ An Táng tại nhà thờ Hòa Ninh lúc 14 giờ 00 ngày 12 tháng 10 năm 2013 do Cha Phaolo Nguyễn Minh Sáng quản xứ Phù Kinh chủ tế thánh lễ, sau đó linh cữu ông Phaolo được an nghĩ tại nghĩa địa Đồng Chăm, kính xin mọi người cầu nguyện cho linh hồn Ông mau về nước Chúa.

Cơn bão số 11 tại Quảng Sơn Quảng Trạch Quảng Bình tháng 10 năm 2013

Một số hình ảnh
cơn bão số 11

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Thánh lễ cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên tại giáo hạt Hòa Ninh Ngày 06 tháng 10 năm 2013

Hưởng ứng lời kêu gọi của Bề Trên giáo Phận các giáo hạt trong toàn giáo phận tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho giáo xứ Mỹ Yên, giáo hạt Hòa Ninh long trọng tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho các nạn nhân tại giáo xứ Mỹ Yên mở đầu thánh lễ cha phêrô Nguyễn Huy Thiết quản xứ Giáp Tam chủ tế thánh lễ ngài nhắc nhỡ cộng đoàn hãy luôn cầu nguyện và lần chuổi Mân Côi mỗi ngày để xin Đức Mẹ Mân Côi soi sáng hướng dẫn đoàn chiên của Chúa ở trần gian này vượt qua mọi sóng gió nguy nan, và chúng ta hãy chạy đến cùng Mẹ xin Mẹ ban cho các nhà cầm quyền Nghệ an nhận ra rằng chỉ có CÔNG LÝ VÀ SỰ THẬT MỚI LÀM CHO ĐẤT NƯỚC ĐƯỢC PHỒN VINH THỊNH VƯỢNG, Chia sẽ trong thánh lễ cha Phêrô Nguyễn Văn Phú quản xứ Cồn Nâm đọc lại một bản tường trình của tòa Giám Mục để cộng đoàn cùng nghe lại diễn biến của sự việc tại giáo xứ Mỹ Yên vừa qua, và Ngài nói chúng ta hãy hướng về giáo Phận Vinh giáo xứ Mỹ Yên để hiệp ý dâng lên Thiên Chúa những nguyện vọng sâu xa của con người khi phải đối diện với sự dữ...
.pet Minh Tiến

<< xin xem thêm hình>>

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

HÒA NINH TRƯỚC VÀ SAU CƠN BÃO SỐ 10

Tình hình điện cúp nay mới có cơ hội đưa hình ảnh cơn bão số 10 hoành hành tại giáo xứ Hòa Ninh, chỉ có hình ảnh thôi không có điện nên không có thời gian bình luận mọi người hết sức thông cảm.
pet Minh Tiến