Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015
Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015
Báo cáo LHQ : không thể phủ nhận tự do tôn giáo ở Việt Nam bị xâm hại!
07:46
No comments
Hôm nay 10/03 và ngày mai 11/03/2015, tình hình tôn giáo ở Việt Nam được thảo luận tại Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc, ở Genève, nhân một báo cáo của chuyên gia đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo, giáo sư Đức Heiner Bielefeldt. Báo La Croix có bài « Liên Hiệp Quốc xem xét tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam » giới thiệu sơ bộ để công chúng rộng rãi hiểu về nội dung chính của báo cáo, cách thức thực hiện bản báo cáo và tác động có thể của bản báo cáo.
Hiện tại, báo cáo chưa được công bố chính thức, tuy nhiên ngày 01/03, trang mạng vietnamupr.com, của một nhóm các nhà bảo vệ nhân quyền Việt Nam đã công bố văn bản dịch qua tiếng Việt. Cơ quan truyền thông của Phái bộ truyền giáo Paris (MEP) cũng dịch một phần chính báo cáo.
Tài liệu nói trên đưa ra một mô tả phong phú về hệ thống pháp lý về tự do tôn giáo và tín ngưỡng hiện tại ở Việt Nam. Mặc dù các tôn giáo có khả năng thể hiện sự tự trị của mình, nhưng các quyền tự do tôn giáo « bị xâm hại một cách không thể phủ nhận được, do các biện pháp độc đoán, các đe dọa, và một áp lực thường trực ». Để biện minh cho việc đàn áp chính quyền viện ra các nguyên tắc như « đoàn kết dân tộc hay trật tự công cộng ».
Phái đoàn điều tra của chuyên gia của Liên Hiệp Quốc về tự do tôn giáo đã tới Việt Nam làm việc hồi cuối tháng 8/2014, được phép đi khắp cả nước, nhưng một số nơi họ bị cấm vào, đặc biệt là Tây Nguyên, hay An Giang. Nơi mà nhiều người đoàn muốn gặp « bị công an quản thúc, bị đe dọa, bạo hành hay ngăn chặn ».
Theo Tổng biên tập tờ Giáo hội Châu Á (Eglises d’Asie), được Le Croix dẫn lời, bản cáo này sẽ không mang lại thay đổi gì lớn cho đời sống tôn giáo tại Việt Nam, tuy nhiên « Việt Nam cần đến sự hậu thuẫn quốc tế đối mặt với Trung Quốc », chính vì thế bản báo cáo chắc chắn sẽ được một số giới chức Việt Nam nghiên cứu kỹ lưỡng. Vả lại, cũng theo La Croix, trước cuối năm nay, chính quyền Việt Nam sẽ ra một luật mới về tôn giáo, được hứa hẹn sẽ có một số tiến bộ so với pháp lệnh đang có hiệu lực.
Trọng Thành
(Nguồn: http://vi.rfi.fr)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)